(Tổ Quốc) - Ý tưởng về chú mèo máy tài ba đã đến với tác giả Fujiko F. Fujio một cách hết sức tình cờ.
Đối với độc giả trên khắp thế giới, tên tuổi của tác giả huyền thoại Fujiko F. Fujio gắn liền với bộ truyện thiếu nhi Doraemon. Vì vậy, khi nhắc đến ông, người ta thường liên tưởng ngay đến các tác phẩm với nét vẽ tròn trịa đáng yêu, cốt truyện hài hước, dễ hiểu. Đỉnh cao nhất của tác giả Fujiko F. Fujio chính là chú mèo máy - 1 sản phẩm được đúc kết từ quá trình lao động miệt mài của tác giả người Nhật Bản và sau này đã trở thành 1 biểu tượng văn hóa đương đại trên toàn thế giới.
Thế nhưng, liệu bạn có biết được ý tưởng về chú mèo máy của họa sĩ Fujiko Fujio ra đời như thế nào không? Điều này thật sự rất thú vị đấy.
Theo đó, bí mật về chú mèo máy đã được tác giả Fujiko Fujio đã được hé lộ trong phần truyện về sự ra đời của Doraemon. Vào lúc này, 2 tác giả đồng bút danh Fujiko Fujio đang trong thời gian sáng tác một bộ truyện mới, tuy nhiên họ đang kẹt ý tưởng, mà lại sắp đến hạn để "trả bài" cho nhà xuất bản. Dường như, họ không tìm ra ý tưởng nào và đành phải về nhà trong lúc bế tắc.
Đến khi về nhà, họ cũng vẫn tiếp tục bế tắc và bị cả biên tập viên của nhà xuất bản ý tưởng dần dần lại đến với tác giả một cách tình cờ và cũng thật bất ngờ. Ý tưởng về mèo máy bắt đầu lúc tác giả Fujiko F. Fujio nằm dài ở văn phòng riêng của mình và bị một con mèo hoang tiến vào phòng mà không hề xin phép. Bắt bọ chét cho mèo hoang xong, thời gian một ngày đã trôi hết. Tác giả Fujiko F. Fujio lại về nhà, nằm ngủ quên và không có 1 ý tưởng gì.
Đến lúc sáng dậy, ông lại vấp phải con lật đạt tròn vo của con gái mình. Và chính từ đây, hình tượng về chú mèo máy tài ba với nhiều bảo bối đã chính thức được hoàn thành. Thêm nữa, tác giả Fujiko F. Fujio đã nghĩ ra luôn cốt truyện cơ bản của bộ truyện Doraemon khi chú mèo máy có nhiệm vụ giúp đỡ Nobita.
Có thể nói rằng, trong giai đoạn đầu tiên, mèo máy Doraemon mang đúng ý tưởng từ chú mèo hoang đi lạc và con lật đật. Ngoại hình của Doraemon tròn vo, với phần thân trên còn to hơn cả phần thân dưới. Về sau, cả 2 tác giả đã thêm thắt và sửa đổi hình tượng, từ đó chúng ta đã có một hình tượng văn hóa đương đại kinh điển giống như ngày nay.
DS