(Tổ Quốc) - Chăn đắp của bạn thường có kích thước lớn khi giặt một lượt bằng máy giặt sẽ không sạch nếu bạn không thực hiện đúng cách. Xem ngay các mẹo giặt chăn gối bằng máy giặt vô cùng hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Cách giặt chăn
Vệ sinh chăn gối là điều quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nhằm đảm bảo vi khuẩn không gây hại sức khỏe cho bạn.
Đa số gia đình đều dùng máy giặt để giặt, tiết kiệm thời gian, nhưng không phải chăn gối nào cũng giặt được bằng máy.
Để phát huy tối đa công suất giặt, chăn có kích thước dưới 180 cm x 230 cm, trọng lượng dưới 4.7 kg và chất liệu làm từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo có đính nhãn giặt bằng tay thì mới phù hợp với giặt bằng máy.
Đặc biệt, bạn phải lưu ý những điều sau đây khi giặt chăn bằng máy:
Không được giặt những chăn bằng lụa, len hoặc chăn điện.
Chỉ được giặt mỗi lần một tấm chăn.
2. Các bước giặt chăn bằng máy giặt
Không chỉ đơn giản là bỏ chăn vào máy giặt như giặt quần áo. Hay cố gắng nhồi nhét nó vừa với lồng máy giặt.
Cách giặt chăn bằng máy giặt tốt nhất là phải cuộn nó vào. Sau đó mới cho vào lồng giặt. Công việc giặt giũ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Việc giặt chăn mền không đơn giản là bỏ vào máy như quần áo hoặc thậm chí nhồi nhét cho nó vào hết. Bạn cần phải biết cách cuộn chăn để cho vào lồng giặt để được giặt sạch hiệu quả.
Tiến hành giặt chăn mềm bằng máy giặt theo những bước sau:
Bước 1: Gở bỏ những vật bám trên chăn mền như chỉ, tóc, những vật cứng,... trước khi cho vào máy.
Bước 2: Gấp chăn thành 1/6 theo chiều dài.
Bước 3: Cuộn tròn chăn lại
Bước 4: Bây giờ đã có thể cho chăn mền vào trong lòng giặt, phải cho phần mép viền vào trước.
Do chăn mền thường có kích cỡ to nên lồng giặt sẽ có ít khoảng trống để đánh tan bột giặt, có thể làm cặn bột giặt dính lại dễ gây ngứa hay dị ứng cho da, nhất là trẻ em.
Chính vì vậy sử dụng nước giặt là biện pháp tốt nhất để giặt chăn mền bằng máy giặt, nước giặt sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn có mùi hôi và khó chịu.
Khi dùng nước giặt sẽ dễ làm mềm sợi vải, cho bạn những chiếc chăn mền êm ái, vô cùng dễ chịu.
Bạn có thể sử dụng kèm theo nước xả vải hoặc dùng nước giặt có chứa nước xả vải, sẽ giúp chăn mền của bạn thêm hương thơm, mềm mại, mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng thuốc tẩy để giúp chăn mền sạch hơn thì không nên sử dụng các chất tẩy quá mạnh. Vì khi giặt chăn, thể tích lồng giặt bị lấp đầy sẽ làm chất tẩy lâu bị hòa tan trong nước hơn. Nếu chất tẩy có độ tẩy quá mạnh mà không được hòa tan trong thời gian dài, sẽ có thể khiến chăn mền bị bay màu.
Hiện nay nhiều dòng máy giặt hiện đại, đã tích hợp sẵn chế độ giặt chăn, bạn chỉ cần bấm chọn chế độ này là được. Đối với các dòng máy giặt không có chế độ này, bạn chọn một số chế độ giặt mang lại hiệu quả tương tự như: chức năng giặt nước nóng giúp làm mềm vải, chức năng sấy gió, chức năng giặt ngâm, chức năng vắt khô,...
Sau khi giặt xong, bạn hãy giũ phẳng ruột chăn và phơi ra ngoài nắng ngay. Ánh nắng tự nhiên giúp sấy khô đến tận cùng các sợi bông ở bên trong và tiêu diệt các bào tử nấm mốc còn sót lại (nếu có).
Lưu ý khi giặt chăn: Nên xem dự báo thời tiết trước vào ngày dự định giặt chăn. Hãy giặt chăn vào những ngày nắng to và nên giặt vào buổi sáng sớm để đảm bảo có thể phơi chăn khô trong ngày.
Cách giặt ruột chăn bông
Muốn giặt chăn bông bằng máy giặt tại nhà không khó. Hãy thực hiện theo những bước cơ bản sau:
1. Kiểm tra nhãn mác
Có một số loại chăn bông không thể giặt ướt mà phải giặt khô. Vì thế, bạn phải kiểm tra mác trên chăn bông trước khi mang đi giặt.
2. Kiểm tra khối lượng chăn bông
Đa phần các hộ gia đình đều sử dụng máy giặt đảm bảo khối lượng giặt khoảng 7kg. Vì thế, không khó để giặt chăn bông tại nhà.
Nếu chăn bông nhà bạn có trọng lượng lớn hơn 7kg. Bạn cần mang chúng ra tiệm để giặt.
3. Chọn chương trình giặt phù hợp
Chăn bông thường nặng và dày. Chọn chương trình giặt nhẹ sẽ phù hợp. Vừa đảm bảo hiệu quả giặt sạch. Lại đảm bảo độ bền của máy.
Nếu máy giặt nhà bạn có chương trình giặt chăn mềm, thì bạn nên chọn chương trình này.
Cho một lượng bột/nước giặt phù hợp. Không nên cho quá nhiều, tránh lớp bông bên trong bám nhiều bột giặt. Khó giặt sạch. Trong 30 phút sấy khô, nên cho bóng tennis vào
Chăn bông thường sẽ bị xẹp, không êm sau khi giặt. Vì thế, nên bỏ 1 quả bóng tennis vào máy sấy trong vòng 30 phút cuối cùng.
Bóng tennis có khả năng giúp đánh phồng chăn. Hơn nữa, còn giúp không khí dễ dàng lưu thông. Tất cả các sợi bông bên trong dễ dàng được sấy khô.
4. Lấy chăn ra, giũ phẳng và phơi dưới nắng.
Cách giặt ruột gối
Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn trong ruột gối
Trước khi giặt, hãy tháo rời phần vỏ gối và ruột gối riêng ra, phần vỏ gối đem giặt như bình thường, trong khi phần ruột gối bạn hãy dùng vật cứng đập mạnh vào bề mặt ruột gối cho bụi bẩn bị đánh bật ra ngoài.
Bước 2: Ngâm ruột gối 30 phút vào nước giặt
Vì không thường xuyên giặt nên ruột gối khá bẩn, để làm sạch vết bẩn tối đa, tốt nhất nên ngâm ruột gối vào chậu nước giặt khoảng 30 phút giúp làm mềm vết bẩn, khiến chúng dễ dàng bị loại bỏ hơn. Sau khi ngâm, tiến hành giặt như bình thường, lưu ý xả nước nhiều lần hoặc ngâm nước xả vải để loại bỏ triệt để bọt xà phòng (do bông trong ruột gối thấm xà phòng rất nhiều).
Bước 3: Sử dụng túi giặt vắt khô nước trong ruột gối
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình cách giặt gối, đó là vắt nước ngấm trong ruột gối, điều mà các mẹ vẫn băn khoăn khi sợ làm hỏng gối.
Nếu không sử dụng máy giặt để hỗ trợ vắt thì không biết bao giờ gối mới khô, mà sử dụng máy giặt thì bông bên trong bị xô lệch, đôi khi hỏng cả gối.
Chiếc túi giặt chính là trợ thủ đắc lực, chỉ việc bỏ ruột gối vào bên trong, cho vào máy giặt sử dụng chức năng vắt, lực li tâm sẽ giúp loại bỏ lượng nước thừa tối đa, đồng thời túi giặt sẽ giữ nguyên hiện trạng chiếc ruột gối, bông không bị xô lệch, giúp chiếc gối hoàn chỉnh như ban đầu.
TP