(Tổ Quốc) - Món bột nêm này làm cực kỳ đơn giản, mỗi lần nấu đồ ăn cho bé mẹ thêm vài thìa vào sẽ giúp con bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Khi trẻ bước vào giai đoạn 7 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của cơ thể không đủ. Dù là trẻ bú sữa mẹ hay dùng sữa bột đều dễ bị thiếu sắt. Lúc này, nên thêm những thực phẩm có nhiều sắt vào thức ăn bổ sung. Gan lợn là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Trên thị trường tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên bổ sung sắt cho con không phải đơn giản đôi khi các mẹ sẽ băn khoăn về chất lượng sản phẩm. Cách làm bột nêm gan lợn tại nhà này rất đơn giản, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Rất thuận tiện để thêm một thìa mỗi lần nấu đồ ăn cho trẻ.
Nguyên liệu làm bột nêm
500g gan lợn
1 củ gừng
1/2 quả chanh vàng
Cách làm bột nêm
Đầu tiên, cắt chanh thành từng lát mỏng, gừng rửa sạch thái lát mỏng. Gan rửa sạch, thái miếng mỏng. Rửa gan nhiều lần cho tới khi hết máu. Sau đó ngâm gan trong nước lạnh với gừng và chanh trong 1 giờ. Ngâm được 30 phút bạn thay nước một lần.
Sau thời gian ngâm gan, bạn cho gan vào nồi nước lạnh luộc chín, nhớ hớt bọt.
Sau đó vớt gan ra, để nguội, thái miếng nhỏ.
Tiếp đó bạn cho gan vào chảo chống dính, để lửa nhỏ cho gan khô hoàn toàn. Thỉnh thoảng dùng thìa gỗ đảo sơ để gan không bị cháy và khô đều.
Gan khô thì tắt bếp, đợi nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Xay xong lại đổ vào chảo chống dính, để lửa nhỏ để cho bột nêm gan khô. Đảo đều tay sao trong khoảng 15 phút thì bạn đổ gan ra rây để lấy phần bột gan, phần gan to bạn lại cho vào máy xay thêm lần nữa. Sau đó đổ bột nêm gan vào sao tiếp lần 3.
Sau 3 lần sao gan, bột gan sẽ khô hoàn toàn, lúc này bạn để nguội hẳn rồi đổ vào hũ để dùng dần nhé. Bột nêm gan cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, cho bé ăn từ 2-3 lần một tuần.
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao bởi có nhiều chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương. Chưa hết, vitamin A có trong gan còn có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8.700mcg vitamin A, vitamin B, D, axit folic, nicotilic…
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với bé ăn dặm, có thể cho mỗi bữa ăn 30g gan. Trẻ em nên ăn 2 bữa gan/tuần, vừa giúp thải độc, tăng cường vitamin A, tăng chiều cao, chống thiếu máu, cân đối axit amin, bổ sung chất dinh dưỡng. Người lớn mỗi tuần ăn một bữa gan xào sẽ rất tốt. Đối với phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan bởi nó rất giàu vitamin A và có thể gây hại cho thai nhi, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng.
Bun