Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ gần 4m2 ở Nhật

(Tổ Quốc) - Với căn bếp có kích thước siêu nhỏ nhưng chị Quỳnh Hoa vẫn khéo léo bố trí gọn gàng, tự tin nấu những món ăn ngon cho gia đình mỗi ngày.

Khi sở hữu căn bếp với tổng diện tích chỉ 3,52m2, bạn sẽ loay hoay như thế nào? Có giải pháp ra sao để vừa cất gọn gàng đồ đạc vừa thoải mái chế biến các món ăn hàng ngày?

Chị Quỳnh Hoa sở hữu căn bếp có kích thước 2,2x1,6m. Vốn là cô gái thích xê dịch, yêu thích góc bếp xanh nên khi gia đình chuyển nhà đến nơi mới, thuê một căn nhà nhỏ cùng mảnh vườn xinh xắn ở "ngoại ô" Nhật Bản, chị đã tự tin cải tạo bếp thành không gian có muôn vàn tiện ích.

Căn nhà mới có 3 phòng với 1 phòng khách. Nhà có 3 phòng với 1 phòng khách bao gồm bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng giặt và phòng rửa mặt. Trong đó căn bếp chỉ có diện tích 2,2 mét (chiều dài) và 1,6 mét (chiều ngang) với tủ bếp mini có kích thước dài 1,4 mét và rộng 60cm.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 1.

Căn nhà mới chuyển đến của chị Quỳnh Hoa có 3 phòng với 1 phòng khách bao gồm bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng giặt và phòng rửa mặt, trong đó căn bếp chỉ có diện tích 2,2 mét (chiều dài) và 1,6 mét (chiều ngang) với tủ bếp mini có kích thước dài 1,4 mét và rộng 60cm.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 2.

Với diện tích bếp siêu nhỏ, chị Hoa phải tính toán để sắp xếp đồ đạc một cách hợp lý, phù hợp với người thích nấu nướng như chị. Căn bếp 2,2 mét vẫn đủ để nấu “cả thế giới” cho gia đình đủ 3 bữa mỗi ngày.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 3.

Chủ nhân của căn bếp, chị Quỳnh Hoa là người yêu thích nấu nướng.

Với diện tích bếp siêu nhỏ, chị Quỳnh Hoa đã tính toán để sắp xếp đồ đạc một cách hợp lý, sao cho phù hợp với nhu cầu thích nấu nướng hàng ngày của chị. Căn bếp 2,2 mét vẫn đủ để chị nấu "cả thế giới" cho gia đình đủ 3 bữa mỗi ngày.

Để không gian nấu nướng thật tươm tất và gọn gàng, việc đầu tiên chị Quỳnh Hoa làm chính là dán lại tủ vì tủ đã cũ, màu gỗ tối khiến căn phòng chật chội, tối tăm hơn. Chị chọn màu giả gỗ trắng để bếp trông sáng và rộng hơn.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 5.

Ngăn dưới bồn rửa được dùng xếp nồi, dao và gia vị dự trữ.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 6.

Thùng rác tươi đặt ở bồn rửa, cuối ngày nấu xong, rác tươi chuyển ra thùng ủ ngoài vườn để bón cây.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 7.

Tủ đằng sau ngăn bên dưới để thùng rác. Với kệ “giấu” thùng rác này, bếp của chị Hoa đã gọn gàng hơn. Đây là quy trình phân loại rác của chị giúp thùng rác rất sạch, không mùi: - Mỗi hộc tủ, chị đặt một túi than hoạt tính để hút mùi. Lót tấm giấy than hoạt tính xuống đáy thùng trước khi bọc túi rác. - Rác sẽ phân ra: Rác tái chế gồm chai nhựa (túi riêng), lon hộp kim loại, chai lọ thủy tinh và rác cháy được. Tất cả rửa sạch, để khô hoàn toàn mới cho vào thùng. Với rác là bìa giấy, hộp giấy… sẽ xếp riêng, buộc chặt để tái sử dụng. - Rác tươi hàng ngày nấu ăn xong sẽ bỏ ra thùng ủ rác ngoài vườn để bón cây. - Mỗi tuần thùng rác được rửa sạch, xịt khuẩn.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 8.

Phía trên là giá úp bát sau khi rửa, lau khô rồi cất đi.

Kệ kéo đựng gia vị khép kín với khoảng hẹp giữa hệ tủ và tủ lạnh. Chị chỉ cần kéo ra lấy rồi cất vào rất tiện và gọn.

Chị Quỳnh Hoa đóng thêm kệ gỗ treo tường để lưu trữ được nhiều đồ đạc hơn. Chị mua giá đỡ bằng sắt và gỗ thịt về cưa, sơn và bắt vít. Đồng thời, chị sử dụng kệ tầng để các dụng cụ bếp và lắp một chiếc bàn đảo nhỏ xinh có thể gập gọn để hỗ trợ trong quá trình chế biến, sử dụng kệ kéo đựng gia vị khép với góc hẹp cân tất cả các loại gia vị nấu nướng mà không lo bừa bộn.

Các khoảng trống hẹp trên tường được tận dụng để treo đồ nhỏ vừa trang trí vừa giữ sạch và gọn khi tủ đựng không đủ.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 10.

Kệ treo được đóng từ gỗ và giá đỡ bằng sắt nên đặt thoải mái các đồ nặng không lo sập. Sức đỡ mỗi kệ là 30kg. Tuy nhiên chị chỉ đặt và treo đồ nhẹ. Gỗ và giá đỡ được chị mua trong hệ thống Home Center rồi về cưa, sơn, mài và khoan bắt vít.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 11.

Khu vực đựng các loại hộp.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 12.

Góc đặt rau củ quả.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 13.

Ngăn kệ để các loại đồ nhỏ.

Cô gái Việt với nhiều mẹo hay trong căn bếp siêu nhỏ chỉ 2,2x1,6m ở Nhật - Ảnh 14.

Kệ nhỏ nhưng được chị Quỳnh Hoa sắp xếp gọn gàng, đầy đủ. Góc nhỏ bao gồm: Máy pha cà phê nhanh gọn của Bruno, dùng rất thích, dễ vệ sinh, siêu nhẹ. Nồi chiên không dầu Astage, dung tích nhỏ để chiên đồ ăn số lượng ít, tiện lợi và dễ vệ sinh. Lò vi sóng panasonic, siêu bền. Lò nướng bánh mì Toffy, máy nướng bánh nhỏ như bánh quy. Lò nướng tích hợp nồi chiên không dầu dung tích to, có thể quay cả con vịt của Iris Ohyama. Nồi cơm điện tiger nhỏ xinh. Bếp điện Toffy để bàn dùng để hâm nóng. Bộ nồi đa năng 4 khay dùng nướng bánh, thịt nướng, xào, lẩu đặt bàn. .

Những góc kệ gọn gàng, ngăn nắp.

"Không có một căn bếp to rộng cũng không sao, mình vẫn hạnh phúc trong những căn bếp nhỏ đi thuê vì đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi bình yên tìm về của mình", chị Quỳnh Hoa tâm sự.

Nguồn ảnh: NVCC

Mộc Hương

Tin mới