(Tổ Quốc) - "Có thể các bạn đã đọc rất nhiều bài báo về nổ điện thoại hay đại loại như vậy nhưng lại nghĩ rằng nó không dính phải mình đâu, tôi cũng vậy và kết quả là ngày hôm nay tôi suýt chết", cô gái kể lại sự cố kinh hoàng mình đã trải qua.
Điện thoại phát nổ trong lúc sạc không phải là trường hợp hy hữu. Nó có thể xảy ra với smartphone của bất kỳ hãng nào.Điều này gây hậu quả rất nặng nề và thậm chí tử vong, đã được cảnh báo. Thế nhưng, thói quen người dùng dường như vẫn chưa thay đổi khi ngày càng nhiều những vụ ai nạn tương tự xảy ra.
Điển hình như mới đây nhất, một cô gái có nickname T.D.D đã chia sẻ lại câu chuyện có thật xảy ra với mình kèm lời cảnh báo cho mọi người, không nên sạc điện thoại khi ngủ, kẻo có ngày gặp nạn giống cô gái. Nội dung bài đăng cô gái trẻ kể lại:
"Có thể các bạn đã đọc rất nhiều bài báo về nổ điện thoại hay đại loại như vậy nhưng lại nghĩ rằng nó không dính phải mình đâu, tôi cũng vậy và kết quả là ngày hôm nay tôi suýt chết.
Cũng như mọi ngày, tôi vẫn sạc pin bình thường và đi ngủ ngay cạnh nó các bạn ạ! Nhưng không hiểu tại sao, tự nhiên gần 4h sáng nó nổ và tôi cũng nằm cạnh ngay đó, tia lửa từ cục pin nổ bắn vào ga đệm và cháy, rồi sắp lan sang cả đệm, gối và 5 con gấu bông đang nằm trơ xác bên cạnh.
Tôi cũng nhanh trí nên dập kịp ngay từ lúc bén vào ga với đệm nên mới cháy một tí thôi, nhưng nhỡ lúc ấy tôi ngủ say và không biết lửa đang cháy lan ra thì sao nhỉ, chắc nó sẽ lan hết cái đệm rồi đến cái tủ quần áo cách đấy có 5cm mất và...
Nói vậy thôi, nhưng thực sự nếu chậm trễ một chút nữa chắc mọi thứ không thể tưởng tượng ra rồi...
Thực sự, pin điện thoại rất nguy hiểm các ông ạ!
Vậy nên hãy quan tâm đến nó nhiều hơn, đừng vừa sử dụng lại vừa sạc pin và cũng đừng sạc pin qua đêm và đừng nằm cạnh điện thoai nữa. Đấy đều là những điều mà tôi thường xuyên làm, và có lẽ đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc này.
Thực sự sau những phút sợ hãi tôi mới nhận ra đừng nên chủ quan với chiếc điện thoại bạn đang dùng. Hãy buông chúng xuống khi bắt đầu sạc pin!
À kể ra thì cũng phải nói rõ, chiêc điện thoại tôi mua cũng đã dùng được hơn 3 năm, tại 1 hệ thống cửa hàng có uy tín ở Hà Nội. Vậy nên đừng nghĩ rằng chỉ điện thoại lởm mới cháy được!
Dù bạn dùng hãng điện thoại nào hay dòng thứ bao nhiêu đi chăng nữa thì pin của chúng cũng có thể nổ bất cứ lúc nào nếu bạn chủ quan
Hay nhớ nhé: Sạc thì đừng dùng, ngủ thì đừng sạc. Có ngày chết không hay đâu các bạn ạ.
Tiện thể nhắc thêm cho các bạn nào hay lười giống mình nữa rằng đừng bao giờ nhét tiền ở ốp điện thoại nữa. Vì kèm theo chiếc điện thoại nổ là gần 1 củ bị sun hết của tôi nữa.
Một ngày của tôi trôi quà dài đến như vậy đấy các bạn ạ, giờ vẫn chưa hết tiếc!".
Chiếc điện thoại đã bị cháy
Đính kèm bài viết của cô gái là hình ảnh chiếc điện thoại Iphone đã bị cháy hết mặt sau, có vẻ như phần cứng và phần mềm của chiếc máy này đã hỏng. Bên cạnh đó, những tờ tiền kẹp trong ốp điện thoại cũng bị ngọn lửa bén vào khiến cháy sun hết cả, không còn giá trị sử dụng.
May mắn nhất là vụ "tai nạn" này đã được cô gái phát hiện kịp thời, nếu không, hậu quả sẽ thật sự khó lường.
Chủ nhân bài viết cho hay, thông qua đây anh mong muốn những ai đọc được chia sẻ này sẽ lưu ý và cẩn thận hơn khi sử dụng điện thoại. Dưới phần bình luận, hầu hết dân mạng đều cảm thấy bất ngờ và lo lắng, đồng thời tự nhắc nhở bản thân mình sẽ cẩn thận hơn sau sự cố đáng tiếc trên:
- "Sợ thế, may mắn là không sao, thôi thì "của đi thay người", bây giờ chừa nhé".
- "Hú hồn. Mình cũng hay sạc điện thoại khi ngủ, còn hay để đầu giường xong ngủ luôn nữa. Đọc bài này xong "tự nhột", tự hứa sẽ không thế nữa".
- "Sợ quá, may mà "chủ thớt bình an", cảm ơn bạn đã chia sẻ, có lẽ có nhiều người cũng từng chủ quan như bạn, trong đó có mình. Bây giờ mình sợ thật rồi".
Hiện bài viết này đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với gần 7 nghìn lượt tương tác và con số này vẫn không ngừng tăng lên, khi mọi người liên tục chuyền tay nhau để nhắc nhở bạn bè, người thân của mình.
Các chuyên gia cho biết điện thoại phát nổ có thể đến từ một số nguyên nhân. Mỗi pin điện thoại có một mức nhiệt độ tới hạn. Khi pin vượt mức nhiệt độ này vì sức nóng bên ngoài, sạc quá mức, hư hại... nó sẽ nổ.
Bên cạnh đó, sử dụng nguồn sạc không đúng, dây sạc không chính hãng, pin phù... cũng là nguyên nhân khiến điện thoại phát nổ. Cuối cùng, nếu có thể, chúng ta hãy tắt máy khi đang sạc pin để đảm bảo an toàn tối đa cho chính mình.
BEE