(Tổ Quốc) - Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cô gái 20 tuổi bị ung thư dạ dày cũng vì nhiễm vi khuẩn HP.
Tiểu Ngô là một bệnh nhân bị ung thư dạ dày, khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối, do đó cô chỉ có thể lựa chọn phương pháp điều trị hóa trị. Trên giường bệnh, Tiểu Ngô gầy gò nằm lặng lẽ, đôi mắt ngây dại nhìn lên trần nhà, và nước mắt chầm chậm chảy xuống khóe mắt.
Lúc này, cô đã phải nhập viện hơn hai tháng, thời gian sống của cô còn rất ngắn, những cuộc tra tấn của hóa trị đã khiến cô gái 20 tuổi mất hy vọng vào cuộc sống. Đôi khi cô nghĩ về "cái chết", nhưng cô vẫn còn rất nhiều việc phải làm, cô tự nhủ bản thân phải tiếp tục sống.
Trên thực tế, vài tháng trước, Tiểu Ngô cảm thấy cơ thể đã xuất hiện vấn đề: Cô thường xuyên buồn nôn, nôn ói, đau bụng trên, tiêu hóa không tốt, giảm cân nhanh và rất nhiều tình trạng khó chịu khác. Tuy nhiên cô cho rằng là bản thân gặp áp lực lớn, ăn uống không điều độ mới hình thành mệt mỏi, nên cô không đến bệnh viện để kiểm tra. Chỉ khi tình trạng đau bụng nghiêm trọng, không thể đi nổi, Tiểu Ngô mới đến bệnh viện để kiểm tra, kết quả là cô bị ung thư dạ dày.
Bác sĩ Doãn Nham, Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện số 7 thành phố Hàng Châu cho biết: Tiểu Ngô bị ung thư dạ dày, thói quen trong cuộc sống chính là thủ phạm.
Khi Tiểu Ngô ở trường học, cô thường ra ngoài ăn thịt nướng với bạn bè. Theo chia sẻ của Tiểu Ngô, khi ăn uống mọi người thường dùng đũa gắp thức ăn cho nhau. Đây là thói quen sẽ khiến bị lây nhiễm Helicobacter pylori (HP). Bác sĩ nói rằng, 90% ung thư dạ dày là do nhiễm trùng HP trong thời gian dài.
Helicobacter pylori vốn đã nhạy cảm và một trong những cách lây truyền Helicobacter pylori chính là qua đường miệng. Việc gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia, bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ kdày. Và rất có thể Tiểu Ngô đã có bệnh về dạ dày từ trước đó.
Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt nướng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tăng khả năng bị ung thư dạ dày của Tiểu Ngô.
Thịt nướng được nướng trực tiếp trên bếp sẽ khiến mỡ nhỏ giọt xuống tạo ra các hydrocarbon thơm đa vòng. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc. Chất độc đó xuống ruột, dạ dày sẽ gây nguy cơ ung thư.
Vi khuẩn HP thường phát triển một cách âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý cơ thể có 3 dấu hiệu dưới đây, rất có thể là do vi khuẩn HP đã phát quá mức:
1. Hôi miệng
Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp gây ra các tình trạng như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… các bệnh này thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên đường miệng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trào ngược còn làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể phân hủy tế bào gây hoại tử và hình thành mùi hôi dữ dội.
2. Rối loạn tiêu hóa
Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, điển hình nhất là khó tiêu. Nếu ngay cả khi ăn rất ít thức ăn, chúng ta vẫn sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng.
Những thực phẩm này nếu không được tiêu hóa kịp thời, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, sẽ có trường hợp phân không được hình thành, hoặc phân không sạch, việc đi đại tiện sẽ bị gián đoạn và việc đi tiểu bất thường sẽ diễn ra.
3. Thường xuyên bị đói
Nếu nhiễm vi khuẩn HP trong cơ thể rất có khả năng bạn sẽ có cảm giác đói thường xuyên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta thường xuyên đầy hơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và đói. Điều đó sẽ tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân có thể gây nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn thông qua một số lưu ý như:
- Rửa tay sau khi bạn đi vệ sinh và trước khi bạn chuẩn bị hoặc ăn thức ăn. Hướng dẫn trẻ em thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Tránh các loại thực phẩm và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Không sử dụng các loại thức ăn không được nấu chín kỹ.
- Tránh sử dụng các loại thức ăn được chế biến bởi những người không rửa tay sạch sẽ.
- Không sử dụng chung dụng cụ, đồ ăn và thức uống với người khác.
Nguồn QQ
Hà Vũ