(Tổ Quốc) - Bà mẹ nào cũng biết con cần đủ dinh dưỡng mới có thể phát triển toàn diện. Nhưng bao nhiêu thì đủ, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ theo cách nào... thì dường như lại bối rối. Vậy hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng TS.BS Phan Bích Nga dưới dây.
Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng
Theo TS. BS Phan Bích Nga vi chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu hụt những vi chất này thì sức đề kháng suy yếu làm trẻ dễ mắc các bệnh cấp và mãn tính, chậm phát triển.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức cần thiết đối với cơ thể con người, việc cung cấp đầy đủ cả về số lượng, chất lượng vitamin và khoáng chất là chìa khóa "vàng" cho cơ thể khỏe mạnh, thậm chí còn có thể giúp chống lại bệnh tật. Hơn nữa, một số vitamin và khoáng chất có thể hoạt động như chất chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp phục hồi tế bào và các mô tổn thương nhanh hơn.
Đồng thời, vi chất dinh dưỡng cũng là thành phần chủ yếu để tạo ra các hormone, dịch tiêu hóa, tham gia vào quá trình chuyển hóa, bài tiết và nhiều cơ chế hoạt động của cơ thể. Từ đó giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ cả về thể chất, trí tuệ.
Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ như:
- Thiếu máu do thiếu sắt: Nếu tình trạng thiếu máu nặng, trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp và mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Còi xương do thiếu canxi và vitamin D: Thiếu canxi dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người lớn. Khi cơ thể không cung cấp đủ canxi hoặc việc hấp thu canxi ở ruột giảm xuống, cơ thể buộc phải huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.
- Bướu cổ do thiếu i-ốt: Nếu cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng khiến tuyến giáp tăng lên gây bướu cổ. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị đần độn, tổn thương não vĩnh viễn, bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.
- Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: Trẻ thiếu kẽm sẽ biếng ăn, chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao.
- Các bệnh về mắt do thiếu vitamin A: Trẻ em thiếu vitamin gây chậm lớn, còi cọc, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp; thiếu vitamin A trầm trọng dẫn đến khô loét giác mạc, mù lòa.
Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung sẽ có nguy cơ thấp còi, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh cấp và mãn tính. Còn khi trẻ được cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết đề kháng của trẻ tốt hơn, hệ miễn dịch được gia tăng, đồng thời tốt cho quá trình phát triển thể chất và não bộ của trẻ...
Vì sao bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống thường không đủ?
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ từ 6 – 12 tuổi thiếu vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng, hơn 50% trẻ thiếu hụt vitamin A, B1, C, D và sắt, kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một số hiện tượng, triệu chứng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Theo TS.BS Phan Bích Nga: "Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm (15-20 loại thực phẩm mỗi ngày, mỗi thứ một chút), phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo và rau xanh, quả chín cung cấp vitamin, khoáng chất, và chất xơ) trong chế biến bữa ăn không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn được nhiều mà còn đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cho trẻ."
Như vậy có thể thấy khó có thể đảm bảo từ nhiều loại thực phẩm trong ngày đặc biệt cuộc sống bận mải, cha mẹ thường đơn giản hóa bữa ăn, hoặc đi học mẫu giáo, tiểu học, dinh dưỡng tại trường học cũng không đảm bảo sự đa dạng, chưa nói đến những trường hợp trẻ biếng ăn về vấn đề về thiếu vi chất dinh dưỡng còn trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, hiểu chưa đúng các chất có trong thực phẩm có thể khiến mẹ mắc sai lầm khi nấu ăn cho con hàng ngày. Ví dụ:
Mẹ cứ nghĩ cho con ăn nhiều bí đỏ, cà rốt… để có vitamin A là tốt nhưng thực chất, liều lượng quá nhiều beta carotene dẫn đến vàng da.
Nhiều phụ huynh muốn bổ sung vitamin C, mà hàng ngày chỉ cho con uống nước cam; trong khi nhiều trái cây và rau củ khác cũng rất giàu vitamin này...
Việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách như: rau bị héo, trái cây không còn tươi, gạo được xay xát kỹ, thức ăn nấu quá lâu… làm mất đi lượng lớn Vitamin và Khoáng chất. Lựa chọn thực phẩm kém đa dạng, ngâm rửa rau củ quá lâu, mở vung khi nấu… dễ khiến món ăn thiếu vi chất cần thiết cho cơ thể.
Thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Đồng cảm với những bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng chị Hoàng Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Con trai mình cũng vậy từ khi sinh ra, tôi thấy lượng ăn của con rất ít, cứ nghĩ là lớn lên chút thì con sẽ khác nhưng đến bây giờ khi con đã 7 tuổi mà bữa cơm nào hai mẹ con cũng căng thẳng, con thì khóc lóc vì không muốn ăn còn mẹ thì lo con không ăn sẽ bị đói và thiếu chất".
Do hiểu chưa đúng các chất có trong thực phẩm hoặc cách chế biến thực phẩm sai cách thường dễ dẫn đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng ăn uống thường không đủ. Vì thế, lời khuyên của chuyên gia là cha mẹ cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả việc lựa chọn các thực phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.
Cách cung cấp "đủ" vi chất an toàn và hiệu quả cho thể trạng và sức khỏe của trẻ
Vi chất dinh dưỡng là những chất rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể, có những loại vi chất nhu cầu chỉ cần một lượng rất nhỏ có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, nhưng khi thiếu lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ tới 24 tháng đầu đời.
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ một cách chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung Vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn. Để cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ, mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các vi chất thiết yếu như: Kẽm, Canxi, Vitamin A, nhóm Vitamin B (2, 6, 9, 12), Vitamin D… Không chỉ cung cấp các vi chất mà các sản phẩm này còn tăng cường chức năng tiêu hóa và sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh.
Khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cha mẹ nên chọn các sản phẩm hàm lượng thấp hơn nhu cầu khuyến nghị hàng để bổ sung dự phòng, cùng chế độ ăn sẽ không lo ngại tích lũy hay ảnh hưởng xấu do thừa vi chất dinh dưỡng gây ra. Trong nhiều trường hợp bổ sung vi chất đơn độc với liều cao có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Những trường hợp cần bổ sung liều cao cần có xét nghiệm và chỉ định cụ thể bác sĩ.
TS.BS Phan Bích Nga cũng có lưu ý với cha mẹ khi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ như sau: "Cha mẹ cần cho trẻ được ăn uống đủ chất, nên bổ sung các sản phẩm chứa vi chất dinh dưỡng trẻ. Đối với bé lười ăn, sinh non, hay ốm vặt… thì nên lựa chọn các sản phẩm đa vi chất dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu vi chất hàng ngày để trẻ có sức đề kháng và phát triển thể chất tốt".
Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho các phụ huynh về việc chú tâm chủ động bảo vệ sức khỏe cho con, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán này.
Các thông tin chi tiết ba mẹ có thế tham khảo thêm tại Website chính thức: https://www.fitobimbi.vn/ hoặc Fanpage: Fitobimbi.
ĐX