(Tổ Quốc) - Sàn thương mại điện tử được coi là "mảnh đất vàng" cho tất cả các chủ kinh doanh, nhất là trong thời điểm bán hàng online "lên ngôi" như hiện nay. Tuy nhiên, việc Shoppe đang tăng dần phí hoa hồng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính bền vững của việc phụ thuộc hoàn toàn vào các sàn thương mại điện tử.
Năm 2020 ghi nhận thời điểm "hoàng kim" của Thương mại điện tử dưới tác động của COVID-19. Chỉ trong quý 4/2020, nhiều tên tuổi thương mại điện tử đạt traffic truy cập tăng gần 80%, doanh thu đến từ các sàn thương mại điện tử ở Việt đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 11,8 tỷ USD, trong đó, Shopee đạt 68,8 triệu lượt, Tiki, Lazada cũng đạt trên 20 triệu lượt.
Với quy mô rộng lớn, chính sách bán hàng ấn tượng, nhiều chương trình giảm giá, chăm sóc khách hàng, đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu với độ phủ cao, quả thật kênh thương mại điện tử là nơi lý tưởng để kinh doanh - từ doanh nghiệp cho đến shop online nhỏ lẻ.
Báo cáo từ Nielsen dẫn kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy mỗi người sử dụng Internet tại Việt Nam bỏ ra số tiền trung bình lên tới 160 USD/năm cho thương mại điện tử. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28%.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) có tới 32% doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua kênh trực tuyến. Trong khi đó, 31% doanh nghiệp chọn tham gia các sàn thương mại điện tử và hoạt động website.
Phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử, trong cơ có nhiều nguy
Bán hàng qua các sàn thương mại điện tử đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng có thể giảm bớt các chi phí về mặt bằng, thuê nhân sự...Tuy nhiên, bên cạnh đó, người bán vẫn phải chi trả những khoản phí chiết khấu tùy theo quy định của mỗi bên.
Nhiều sàn thương mại đang có hướng tập trung rõ ràng vào lợi nhuận trong năm 2021 với bước đi tăng mức hoa hồng thu của người bán.
Điển hình là Shopee đã tăng mức hoa hồng tính từ cuối quý 3/2020, mức từ 3-5% (Theo DBS Group Holdings). Bên cạnh, trong những ngày đầu năm 2021, đó nhiều mã giảm freeship cũng bị hạn chế, thay đổi điều khoản áp dụng hay tăng mức phí vận chuyển lên gấp nhiều lần trong mỗi đợt siêu sale.
Đây cũng là lúc nhiều chủ shop đặt ra câu hỏi: Nếu không thể phụ thuộc vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh thì có thể tự thân phát triển ở đâu?
Theo anh N.V.T, chủ shop đồ điện tử online tại Hà Nội, mức chiết khấu hiện tại khi tham gia sàn Lazada là 5%. Thực tế, với lợi thế là không mất phí thuê cửa hàng, tiết kiệm chi phí quảng cáo, đơn hàng khá nhiều, mức chiết khấu như vậy theo anh T là khá hợp lý và nếu lượng đơn hàng ổn định thì vẫn có lãi.
Song anh T cũng bày tỏ lo lắng nếu Lazada tiếp tục tăng phí chiết khấu và giảm mức hỗ trợ trong các đợt khuyến mãi trong thời gian tới sẽ khiến cửa hàng gặp khó khăn do sụt giảm lợi nhuận đáng kể.
Gặp khó khăn khi các sàn thương mại rục rịch tăng hoa hồng và cắt giảm hỗ trợ, các nhà bán hàng online còn phải chấp nhận việc bị chia sẻ khách hàng với đối thủ trực tiếp.
Đối với những nhà bán hàng nhỏ lẻ, vấn đề này khiến việc cạnh tranh trên thị trường online ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi đó, với những cửa hàng lớn, đã có thương hiệu và có tệp khách hàng trung thành thì nguy cơ bị mất khách là rất lớn.
Không chỉ vậy, do phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ, nhiều cửa hàng buộc phải tung ra các chính sách giảm giá sâu hoặc combo khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách. Theo chị N, chủ một cửa hàng bán quần áo, chị phải thường xuyên tung các chính sách giảm giá hấp dẫn.
"Thành ra có khi sản phẩm của mình chất lượng đấy nhưng khách chờ khuyến mãi mới mua, hoặc thấy bên khác có ưu đãi tốt hơn sẽ lựa chọn của bên khác. Nếu không chạy khuyến mãi, mình khó giữ được khách lắm"- chị N than thở khi cứ mỗi dịp có chương trình khuyến mãi của sàn đều phải đau đầu chọn sản phẩm để chạy cùng với mức giảm sâu.
Xây dựng cửa hàng số độc lập trên các nền tảng khác nhau - Hướng đi bền vững bất chấp các biến động
Mặc dù Thương mại điện tử vẫn được đánh giá là nơi "anh tài hội tụ" với doanh thu khổng lồ, tuy nhiên không một shop kinh doanh nào chỉ lệ thuộc vào một kênh của bên thứ 3.
Đã đến lúc các chủ shop nên tự cập nhật công nghệ và ứng dụng vào chính ngôi nhà của mình để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thu - giảm chi, tự mình quản lý và sử dụng dữ liệu khách hàng để có các chiến lược phát triển mạnh dạn hơn. Tự chủ động
Facebook, Landing Page, Website... vẫn là những vùng đất màu mỡ giúp người kinh doanh phát triển. Bên cạnh việc chạy quảng cáo, seeding để thu hút khách hàng, làm sao để tối ưu hóa việc quản lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả cũng là bài toán cần được chú trọng.
Bao gồm đầy đủ các công cụ marketing automation trong hệ sinh thái Bizfly hữu hiệu nhất như Website, Chatbot, CRM, Email Marketing,… E-shop bán hàng giúp các cửa hàng giải quyết đồng bộ các bài toán từ kinh doanh (tư vấn, chốt đơn, đặt hàng, giao hàng online) cho đến vận hành (quản lý kho, thống kê đơn hàng, báo cáo doanh thu lãi lỗ…) chỉ trên với một bộ giải pháp duy nhất.
Khách hàng có thể xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, thanh toán và được giao hàng tận tay bởi các đơn vị vận chuyển được tích hợp sẵn của E-shop bán hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian kết nối và quan trọng nhất là chủ động trong việc bán hàng online, không bị phụ thuộc, bị ép chiết khấu bởi các bên thứ 3. Tham khảo thêm các giải pháp của Bizfly: Tại đây
Thanh Xuân