(Tổ Quốc) - "Đồ ăn Việt Nam bị độn nhiều tinh bột nên người Việt Nam hay bị bệnh đái đường." - Một "anh hùng bàn phím" thẳng thắn khẳng định quan điểm.
Ăn uống vốn là chuyện cá nhân vì mỗi người một sở thích - sự thật này thì chúng ta đều đã biết cả rồi. Nhưng những tranh cãi về vấn đề ẩm thực vẫn dễ khiến cộng đồng mạng "dậy sóng".
Mới đây, một cô gái đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm về nền ẩm thực nước nhà khiến những người yêu nước và yêu luôn cả đồ ăn Việt Nam tranh cãi dữ dội.
Nhiều người Việt bị tiểu đường và không phát triển được chiều cao vì ăn quá nhiều tinh bột, thịt đỏ,...?
Đó là quan điểm của cô gái đăng tải trên MXH và hiện tại quan điểm này đang gây tranh cãi dữ dội!
Bài đăng gốc về việc nêm nếm gia vị khi nấu ăn hiện đã bị xóa, nhưng cộng đồng mạng đã nhanh tay chụp lại dòng chia sẻ của cô gái này và không ngừng tranh luận. Chúng tôi xin phép được tóm tắt comment ấy bằng 3 gạch đầu dòng sau đây:
1. Với người nước ngoài, đồ ăn Việt "cũng được" nếu tập ăn thường xuyên nhưng không nên ăn nhiều vì không "healthy".
2. Đồ ăn Việt thường bị độn nhiều tinh bột, bị nêm quá nhiều gia vị, cộng thêm việc người Việt thích ăn thịt đỏ nên thường mắc bệnh tiểu đường và có chiều cao khiêm tốn.
3. Người Việt thường không hiểu "seasoning" là gì khi nấu ăn.
Nếu bạn chưa biết: Seasoning là việc sử dụng các loại gia vị trong quá trình nấu nướng để món ăn thêm phần thi vị nhưng việc nêm nếm này tuyệt đối không làm mất đi hương vị tự nhiên của các nguyên liệu.
Cộng đồng mạng ra sức bảo vệ nền ẩm thực nước nhà
Tự nhận mình là "người duy nhất đi ngược lại số đông" khi không ca tụng đồ ăn Việt nên có lẽ cũng không mấy khó hiểu khi cô nàng bị dân mạng phản bác mãnh liệt.
Để mà nói về độ đa dạng của các loại gia vị Việt và độ healthy của đồ ăn Việt thì phải 2 ảnh chụp màn hình mới hết được!
Hiện tại, vấn đề đồ ăn Việt nói chung và việc thêm gia vị khi nấu nướng vẫn chưa hết "hot". Phần lớn mọi người đều cho rằng nền ẩm thực nước nhà hoàn toàn không hề kém cạnh về cả độ đa dạng lẫn healthy khi đặt lên bàn cân so sánh với ẩm thực các nước khác.
Còn bạn thì nghĩ sao về vấn đề này?
M. Trang