(Tổ Quốc) - Gần đây có một chàng trai tên là Tiểu Vương, năm nay 27 tuổi, nhưng đã bị đau tim 2 lần trong một tháng và suýt mất mạng. Tại sao chàng trai này thường xuyên lên cơn đau tim đột ngột?
Thực tế, cơn đau tim đột ngột liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt của anh. Tiểu Vương cao 1m75 nhưng anh nặng gần 100kg. Hơn nữa, anh có thói quen xấu là thường xuyên thức khuya, hút thuốc, uống rượu, nên cuối cùng dẫn đến tái phát nhồi máu cơ tim cấp.
Trong quá trình điều trị, người ta phát hiện ra rằng mạch máu quan trọng nhất (gần nhánh trước đi xuống) ở bên trái tim của Tiểu Vương đã bị tắc nghẽn hoàn toàn. Đội ngũ y bác sĩ của Khoa Tim mạch Bệnh viện Bắc Kinh đã ngay lập tức tiến hành hút huyết khối, lấy được lượng lớn huyết khối ra ngoài, cuối cùng là cấy stent để thông mạch máu, lúc này bệnh nhân mới dần hồi phục. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Tiểu Vương bị nhồi máu cơ tim.
Một năm trước, Tiểu Vương có triệu chứng khó chịu ở tim, nhưng anh không chú ý đến nó. Anh bị nhồi máu cơ tim cách đây 1 tháng và được điều trị tái thông mạch máu tại một bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, sau cơn tai biến lần đó cũng không khiến Tiểu Vương tỉnh ngộ, anh vẫn không thay đổi thói quen thức khuya, hút thuốc, uống rượu, càng không uống thuốc điều trị bệnh nhồi máu cơ tim đều đặn. Cuối cùng Tiểu Vương phải trả giá đắt khi bị nhồi máu cơ tim lần 2, suýt phải mất mạng.
Bác sĩ nhắc nhở mọi người: "Tuổi trẻ không phải là nguồn vốn của sức khỏe và bạn phải trả giá rất đắt cho việc phung phí nó".
Bảo vệ sức khỏe cần phải chú ý 6 điểm sau:
1. Ngay khi có biểu hiện tức ngực, khó chịu phải đi khám ngay để đề phòng bệnh mạch vành phát triển thành nhồi máu cơ tim cấp;
2. Khi có triệu chứng đau tức ngực, bạn phải gọi cấp cứu để được giúp đỡ ngay lập tức, không tự ý đến bệnh viện để trì hoãn cơ hội điều trị;
3. Người bệnh khi được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành tim phải kiên quyết uống thuốc theo chỉ định, không được tự ý ngừng thuốc;
4. Duy trì lối sống lành mạnh, bỏ hút thuốc và uống rượu, kiểm soát cân nặng, tập thể dục hợp lý;
5. Kiểm soát huyết áp, đường huyết, lipid máu, nồng độ axit uric…
6. Thường xuyên sử dụng natto để bảo vệ mạch máu.
Ngoài ra, nếu không có nhưng triệu chứng bất thường cũng không nên chủ quan, trong cuộc sống hàng ngày cần duy trì thói quen sinh hoạt tốt, thường xuyên sử dụng natto mỗi ngày để làm sạch rác trong mạch máu kịp thời.
Natto – một trong những sản phẩm lên men truyền thống nổi tiếng bậc nhất của đất nước mặt trời mọc. Natto đã tồn tại ở Nhật Bản hàng ngàn năm. Natto chính là những hạt đậu nành được nấu chín, sau đó cho lên men với một loại vi khuẩn có tên là Bacillus subtilis trong một khoảng thời gian và nhiệt độ thích hợp để cho ra những hạt đậu có màu nâu. Những hạt đậu này kết dính với nhau bởi những sợ dai nhớt.
Năm 1980, tiến sỹ Sumi Hiroyuki, Nhật Bản nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của natto đối với việc làm tan cục máu đông trong động mạch – một trong những nguyên nhân suy tim và tử vong của bệnh nhân bị các chứng xơ vữa động mạch vành hay đột quỵ vì nghẽn mạch máu, xuất huyết não – đó chính là tác dụng của một loại enzyme có trong natto.
Năm 1986, tiến sỹ Sumi Hiroyuki công bố kết quả nghiên cứu natto đã xác định được Nattokinase là một loại enzyme phân hủy huyết khối hữu hiệu và mạnh nhất trong các loại enzyme cùng tác dụng, thậm chí mạnh gấp 4 lần enzyme nội sing Plasmin, đồng thời tuyệt đối an toàn cho cơ thể, không gây ra bất kỳ một phản ứng phụ nào.
Tiến sỹ khuyên nên sử dụng natto để ngăn ngừa một cách hiệu quả nhất các bệnh xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, với người trung niên, cao tuổi, khi chất phân hủy huyết khối nội sinh Plasmin giảm sút thì tác dụng của natto càng rõ rệt.
Ngoài tác dụng làm tan cục máu đông, làm mượt dòng chảy của máu, natto còn có tác dụng làm mạch máu được co giãn, dẻo dai thành mạch, nên có tác dụng điều hòa huyết áp. Ngoài ra, natto chứa nhiều vitamin K2 có vai trò hoạt hóa protein điều hòa canxi như osteocalcin, giúp protein điều hòa canxi chuyển từ sạng bất hoạt sang dạng hoạt động.
Nguồn: Sohu
Hà Vũ