Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường?

(Tổ Quốc) - Mặc dù mỗi cá nhân có những suy nghĩ khác nhau nhưng một mối quan hệ ít nhiều đều có ảnh hưởng từ khả năng tài chính của cả hai.

Gần đây, trên một trang MXH Trung Quốc đã xuất hiện cuộc thảo luận sôi nổi với chủ đề: Thu nhập hàng tháng bao nhiêu thì mới nghĩ đến việc kết hôn?

Thật sự không thể xem nhẹ vấn đề tài chính khi những người trẻ muốn tiến đến hôn nhân. Mặc dù mỗi người có những suy nghĩ khác nhau nhưng đôi khi một mối quan hệ có dài lâu hay không đều phụ thuộc vào số tiền hai người có trong tay.

Ở phần bình luận có rất nhiều trạng thái tình cảm chân thật của những người trẻ tuổi, rất nhiều bạn đã để lại lời trực tiếp đâm thẳng vào tâm can của người khác: "Ít ra thì nhà và xe cần phải được giải quyết trước", "Nhà ở thành phố tuyến 4, lương tháng 6000 NDT (khoảng 20 triệu VND) nhưng tôi vẫn không dám kết hôn", "Sống ở Thâm Quyến, tôi nghĩ là cần tối thiểu 15 nghìn NDT (gần 50 triệu VND), vả lại cũng đừng nên nghĩ đến việc sinh con".

Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tất nhiên cũng có một vài người không hề quan tâm đến tình trạng tài chính của đối phương, muốn kết hôn thì kết hôn. Ví dụ như một người dùng MXH có tên @Tiểu Khiết vừa tốt nghiệp đại học và kết hôn với bạn trai 5 năm của mình.

Chồng cô ấy có chí tiến thủ, công việc rất thuận lợi còn cô ấy cũng không hoàn toàn ở trong nhà suốt, đã tìm được một công việc nhàn nhã. Đương nhiên thu nhập của cả hai không quá cao nhưng cũng đủ chi tiêu trong nhà. Năm thứ 2 sau khi kết hôn, họ sinh con, cuộc sống chồng đi làm vợ lo nội trợ rất thư thái.

Nhưng không phải ai cũng có được may mắn như cặp vợ chồng này, nhiều người trẻ xung quanh phải cố gắng làm việc mới đủ chi tiêu cho bản thân, yêu đương còn không dám thì huống chi là kết hôn.

Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Còn với tài khoản @Ý Lâm, người này cho rằng: "Nếu một người không giàu có thì họ vẫn có cơ hội gặp được đối tượng có thu nhập tương tự, có hoàn cảnh gia đình tương tự và tư tưởng sống tương tự. Nhưng nếu người đấy nghèo khó đến mức không thể tự nuôi sống bản thân mình thì tôi đề nghị nên kiếm tiền lo cho mình trước rồi hãy nghĩ đến việc kết hôn".

Trước hiện thực đó, hầu như mọi người đều giữ thái độ "tam thập nhi lập" (Lời dạy của Khổng Tử: Tuổi 30 là cột mốc quan trọng trong cuộc đời con người, phải hiểu được lễ nghĩa, cuộc sống ổn định); cho rằng không nên lãng phí khoảng thời gian tươi đẹp, chỉ khi nào kiếm đủ tiền thì mới có thể kết hôn.

Câu nói "Tiền không mua được hạnh phúc nhưng kết hôn thì nhất định phải có tiền" được minh chứng thế nào qua những mẩu chuyện đời thường? - Ảnh 1.

Cách đây không lâu, trên trang MXH Zhihu có người hỏi: "Bố đằng gái nói không có nhà sẽ không cho cưới, còn nói con gái nếu tự ý làm chủ thì sẽ đoạn tuyệt quan hệ. Là một người đàn ông, tôi nên làm thế nào đây?".

Trong phần trả lời, có một người phản hồi như thế này: "Bố muốn con gái có nhà rồi mới kết hôn không phải là làm khó dễ gì mà chỉ hi vọng đảm bảo cuộc sống tương lai cho con gái, đây là tình yêu bản năng nhất của người làm bố làm mẹ đối với con cái".

Chỉ có giải quyết vấn đề tài chính trước hết, thì phần còn lại mới là tình yêu vững chắc.

Theo quan điểm của cư dân mạng @Độc Nhất, anh cho rằng nếu không có tiền thì đừng nên yêu. Sẽ có rất nhiều rắc rối xảy ra nếu không có tiền trong tay. Chính vì thế, hãy chăm lo cho bản thân thật tốt trước khi đi tìm một nửa của đời mình. 

Còn với cô gái có biệt danh @Bạn muốn nói gì, những gì cô đã trải qua là một chuyện tình buồn: "Không có tiền thì đừng nên yêu đương, tôi đã từng trải qua rồi đấy. Tôi đã thật sự đưa hết một nửa tiền tiết kiệm của mình cho đối phương. Mọi thứ nghiêm trọng đến mức, hắn lấy tiền của tôi rồi đi mua nhà và cặp kè với những người phụ nữ khác". 

Trong chương trình I Can I BB, nhà kinh tế học Tiết Triệu Phong đã từng có một lý luận khiến nhiều người chú ý: "Hôn nhân giống như việc hợp tác trong kinh doanh, hai người có vị trí ngang nhau, cùng chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro".

Hôn nhân đặt hai con người lên cùng một chiếc thuyền, một bên chìm thì bên còn lại cũng sẽ chìm theo, chỉ có hai bên cùng hợp sức, cùng nhau cố gắng thì con thuyền này mới có thể nổi lên và vững vàng.

Nguồn: Weixin, Zhihu

HY LI

Tin mới