(Tổ Quốc) - Vì chúng tôi tình cờ nghe được con rể nói với bố mẹ rằng chỉ cần cưới con gái chúng tôi về nhà mới thì cậu ta sẽ sớm đưa bố mẹ về chăm sóc.
Có nên cho cả con gái và con rể đứng tên trong tài sản trước hôn nhân mà bố mẹ mua? Câu trả lời có lẽ đa phần là không.
Bởi vì đôi khi, những người đàn ông thích tính toán và keo kiệt không bao giờ cảm thấy xấu hổ. Vì sắp trở thành người một nhà nên chắc chắn rằng "nhà của vợ tương đương với nhà của tôi, việc sang tên cũng không có gì là quá đáng".
Một vị phụ huynh tâm sự: "Khi con gái hào hứng kết hôn với bạn trai, vợ chồng tôi cảm thấy hơi choáng váng. Bởi vì chúng tôi không hài lòng với người con trai này và thậm chí chúng tôi còn phản đối.
Việc gia đình bên kia gia cảnh không tốt, chúng tôi cũng không quan tâm lắm. Nhưng cậu ta cho chúng tôi cảm giác rằng miệng của cậu ấy rất ngọt ngào nhưng một khi phải thực hiện lời nói bằng hành động, nó có 1 vạn lý do khác cho sự lấy lệ và lảng tránh.
Chúng tôi không tin tưởng được kiểu con trai có ngoại hình bất cần đời này, thậm chí chúng tôi còn nghĩ rằng việc con gái mình lấy cậu ta chỉ là khởi đầu của đau khổ. Nhưng con gái tôi rất bướng bỉnh, chúng tôi chỉ có nó là con gái duy nhất, khi con bé đấu tranh chuyện lấy chồng thì vợ chồng tôi phải thỏa hiệp.
Chúng tôi đã hiểu rõ ràng về hoàn cảnh gia đình của người thanh niên này. Dù bên kia cũng là người thành phố, bố mẹ không có công ăn việc làm ổn định, là công nhân bình thường và một em trai đang học đại học. Cuộc sống không được tốt lắm và họ vẫn đang ở nhà thuê.
Nghĩ đến điều kiện của một người con rể tương lai và nhìn thấy thái độ của con gái, tôi thực sự đau đầu. Cuối cùng, vợ tôi thuyết phục tôi rằng chỉ cần cậu ta vượt qua bài kiểm tra thì sẽ "chốt".
Lúc đầu, tôi định vay tiền mua nhà để hai vợ chồng nó trả nợ sau khi cưới. Nhưng vợ tôi thuyết phục tôi mua nhà trả xong một lần, áp lực mua nhà với số tiền vay quá lớn nên chúng tôi đỡ đần con gái.
Theo quan điểm của con gái tôi, vì nhà mua cho con gái nên việc ghi tên nó là đương nhiên. Vốn dĩ chúng tôi đã lên kế hoạch theo cách này, nhưng sau khi con rể tương lai đưa ra yêu cầu, tôi đã từ chối không thương tiếc.
Bởi vì cậu ta thúc giục con gái chúng tôi ghi tên cậu ta vào giấy chứng nhận bất động sản, nói rằng chúng nó sớm đã là một gia đình. Nếu nó không thêm tên cậu ta, thì chỉ có một lý do duy nhất, là con bé không yêu chồng.
Vì chúng tôi tình cờ nghe được con rể nói với bố mẹ rằng chỉ cần cưới con gái chúng tôi về nhà mới thì cậu ta sẽ sớm đưa bố mẹ về chăm sóc. Dù không có dự định chung sống với con gái trong tương lai nhưng thái độ thích "ăn mềm, ăn cứng" của con rể khiến tôi cảm thấy khó chấp nhận.
Sau khi nhìn thấy sự ích kỷ của con rể tương lai, vợ chồng tôi đã bàn bạc và chỉ viết tên con gái, coi như tài sản có trước hôn nhân của con gái. Tiếc là con gái chúng tôi đã làm thất bại ý định tốt đẹp của chúng tôi, con bé quá mù quáng vì tình yêu.
Nhìn con gái, vợ chồng tôi rất thất vọng. Cuối cùng chúng tôi đi đến thống nhất, tên chủ sở hữu nhà sẽ là chúng tôi. Nếu sau này con gái và con rể bất hòa thì nhà có thể chuyển cho con gái, còn cậu ta không có cửa đứng tên đồng sở hữu.
Cậu ta không dám ý kiến với chúng tôi nhưng sau lưng lại thúc giục con gái. Không phải chúng tôi quá đề phòng nhưng 1 người đàn ông như vậy có đáng để gửi gắm?".
Khi con gái thiếu hiểu biết và nhất quyết làm điều gì đó mà cha mẹ phản đối, cha mẹ cũng có thể sẽ tỏ ra cứng rắn. Suy cho cùng, cha mẹ không cứng rắn, kết quả vẫn là con gái mình bị thiệt.
Đặc biệt trong những vấn đề kinh tế, cha mẹ không nên dễ dàng nhượng bộ dù con gái có khóc lóc thế nào. Bởi một khi đã nhượng bộ thì cái giá phải trả là hạnh phúc của con cái và cả sự bình yên của cha mẹ.
Tốt nhất gặp phải trường hợp như vậy, cha mẹ nên khuyên con gái chấm dứt mối quan hệ với 1 người đàn ông tham lam, ích kỉ.
Theo Sohu
Linh Lê