(Tổ Quốc) - Bạn càng kiếm được nhiều, bạn càng chi tiêu nhiều hơn. Sự thật cho thấy rằng những người không biết tiết kiệm, thứ duy nhất họ có cuối cùng là nợ.
Hầu hết mọi người luôn bày ra 4 lý do để không tiết kiệm như sau:
- Mình có thể kiếm được nhiều tiền sau này, vì vậy không cần phải tiết kiệm ngay bây giờ.
- Cần tận hưởng khoảnh khắc chi tiêu và nghĩ rằng tiết kiệm là rất khó.
- Tiết kiệm không quan trọng.
- Không thấy lợi ích trong việc tiết kiệm (vì lãi suất thấp, lạm phát).
Nhưng, bạn sẽ rất thích thú khi phát hiện ra những điều này là sai lầm khi nghe sự giải thích kỹ càng dưới đây.
Bạn không thể giàu bằng cách kiếm tiền, nhưng bằng cách tiết kiệm thì có thể
Mọi người thường hy vọng: "Khi tôi kiếm đủ tiền, mọi thứ sẽ được cải thiện". Trên thực tế, chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ cải thiện cùng với thu nhập. Bạn càng kiếm được nhiều, càng chi tiêu nhiều hơn. Sự thật cho thấy những người không biết tiết kiệm, thứ duy nhất họ có là nợ.
Huấn luyện viên tài chính đầu tiên của tôi là một người thành công. Anh ấy đã yêu cầu tôi tiết kiệm một nửa thu nhập, điều mà tôi không nghĩ là có thể. Tôi nói với anh ấy rằng tôi cần phải sử dụng tất cả thu nhập của mình. Tôi cũng thấy việc tiết kiệm với số tiền lương ít dễ hơn là tiền lương cao.
Một lấy ví dụ về bài toán đơn giản thế này. Nếu lương của tôi là 20 triệu/tháng, cần tiết kiệm 10% lương là 2 triệu/tháng. Nhưng nếu lương của tôi chỉ là 10 triệu/tháng thì số tiền tiết kiệm là 1 triệu đồng. Vì vậy, tôi sẽ dễ dàng tiết kiệm hơn khi thu nhập của mình thấp. Tiết kiệm 1 triệu đơn giản hơn nhiều so với tiết kiệm 2 triệu. Điều này nghĩa là số tiền thu nhập càng lớn tôi càng gánh nặng tiền tiết kiệm.
Vì vậy, anh ấy đưa lời khuyên cho tôi rằng cách tốt nhất là nên bắt đầu ngay. Bắt đầu tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng. Nếu bạn chỉ mới 18 hoặc 20 tuổi và sống ở nhà, thì là thời điểm tốt nhất để tiết kiệm khi mức chi tiêu ở giai đoạn ít nhất.
Thu nhập cao hơn không nhất thiết phải thay đổi thói quen tài chính
Suy nghĩ cơ bản của mọi người đều rất khó thay đổi. Đây là một suy nghĩ có thể cản trở cách tiết kiệm: "Tôi cần thứ này". Bạn phải nhớ câu này: "Bạn không thể nhầm lẫn chi phí cần thiết của mình với hy vọng, và những gì chúng ta coi là chi phí cần thiết, phải tăng song song với thu nhập".
"Tôi cần cái này, tôi phải mua cái này", là lời bào chữa ngớ ngẩn nhất cho việc tiêu tiền không cần thiết. Thực ra không có nhiều thứ bạn thực sự cần, cứ "nghĩ" là phải có, rồi sẽ có cớ để biện minh, vì vậy muốn mọi thứ thay đổi theo ý mình thì trước hết bản thân phải thay đổi.
Tiết kiệm là đức tính của người giàu
Năm 19 tuổi, Sir John Templeton và vợ quyết định tiết kiệm một nửa thu nhập/tháng. Anh ấy nói nó thực sự không dễ dàng vì tiền lãi thực sự rất thấp. Thế nhưng, sau này Sir John Templeton đã trở thành một triệu phú và là một trong những nhà quản lý danh tiếng. Ông đã nói rằng lý do dẫn đến thành công là mặc dù thu nhập ít ỏi, rất khó để thực hiện kế hoạch tiết kiệm nhưng ông đã làm được.
Hay như Warren Buffett hiện là một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Bí quyết của ông chính là tiết kiệm để đầu tư. Công việc đầu tiên của Buffett là một sinh viên giao báo, khi đó ông đã hình thành thói quen tiết kiệm. Ông hầu như không mua thứ gì vì thấy không cần thiết phải tiêu. Ông luôn nhìn thấy giá trị tương lai của đồng tiền.
Lý do Warren Buffett không mua một chiếc xe hơi mới không phải vì không có tiền, mà ông nhìn thấy giá trị của chiếc xe đó sẽ tăng bao nhiêu trong vòng 20 năm tới. Điều này cho thấy, những người giàu luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được và đầu tư thông minh. Sự giàu có của họ chắc chắn không phải là kết quả của việc tiết kiệm đơn thuần, nhưng rõ ràng rằng tiết kiệm là một điều kiện thiết yếu. Không tiết kiệm thì không thể tạo ra của cải.
Tiết kiệm có nghĩa là bạn trả tiền cho chính mình
Tự bỏ 10% thu nhập hàng tháng vào một tài khoản khác, bạn có thể dùng 10% này để làm giàu, dùng 90% còn lại để chi trả cho các khoản khác sẽ có thu hoạch bất ngờ. Có thể thấy khó tin nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thử.
Không tính khoản tiền gửi cố định hoặc bảo hiểm của bạn vào 10% này. Cũng đừng bao giờ sử dụng khoản tiền gửi 10% này. Nó có thể khiến bạn hiện thực hóa giấc mơ làm giàu. Bạn có thể thấy ngay cách 10% đó có thể khiến bạn giàu có và cho phép bạn sống bằng tiền lãi mà không cần phải làm việc sau khi nghỉ hưu.
Theo businesstoday
Hồng Nhung