Cả bầu trời tuổi thơ ùa về ngày giáp Tết qua cây tò he xưa nhưng chưa bao giờ cũ, hàng trăm năm qua vẫn long lanh trong mắt trẻ con

(Tổ Quốc) - Nhắc tới tò he chắc hẳn trong ký ức tuổi thơ của nhiều người sẽ không quên được hình ảnh những con tò he đất nặn với đủ hình thù ở miền quê. Vào những ngày cận năm mới 2022, các nghệ nhân đã tái hiện lại những con tò he đủ màu sắc trưng bày giữa lòng Sài Gòn, nhiều trẻ nhỏ, người lớn tuổi vô cùng thích thú.
Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 1.

Những ngày qua, sạp hàng tò he được đặt tại đường mai - phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1, TP.HCM) đang thu hút rất đông người dân khi đến chiêm ngưỡng. Đặc biệt, các bạn nhỏ, cô chú lớn tuổi đều tỏ ra rất thích thú với các hình nặn đầy màu sắc sặc sỡ này.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 2.

Tò he là loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được. Tò he còn có tên gọi dân dã là "đồ chơi chim cò" vì trước kia nhân vật chính được nặn nên đều mang hình con vật. Cũng có nơi gọi là "con bánh" bởi các hình thù mô phỏng nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... được tạo thành như mâm cỗ để đi lễ chùa.

Sau này người thợ biến tấu sản phẩm, gắn thêm một chiếc kèn ống, ở đầu chiếc kèn quết thêm một ít mạch nha. Khi thổi phát ra âm thanh "tò te", đọc lái thành "tò he". Đây là nguồn gốc cái tên thú vị của món đồ chơi này.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 4.

Tò he không giống như những mặt hàng khác làm sẵn tại nhà rồi mang đi bán mà được làm ngay tại chỗ khi khách hàng yêu cầu, đây chính là một nét đặc biệt của riêng loại hình này.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 5.

Để làm ra được thành phẩm đẹp mắt đòi hỏi những người thợ nặn tò he phải khéo léo, sáng tạo, chịu thương, chịu khó. Nguyên vật liệu được chuẩn bị từ ở nhà, sau đó đến nơi bán, người nghệ nhân mới luộc bột và trộn màu. Công đoạn luộc bột tại chỗ nhằm đảm bảo được chất lượng, độ dẻo và sự tươi mới cho sản phẩm.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 6.

Thực sự không có một tư liệu chính xác nào trả lời cho câu hỏi: tò he có từ bao giờ. Tuy nhiên, cái nôi của tò he được tương truyền là làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Theo lời các cụ trong làng, nghề nặn tò he đã có lịch sử ít nhất 300 năm.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 7.

Anh Lê Xuân Tùng cho hay, nguyên liệu chính để nặn tò he là từ bột gạo nên rất thân thiện với môi trường. "Tôi rất vui khi mang một chút ký ức tuổi thở hiện về tại phố ông đồ trong ngày năm mới. Có một khoảng thời gian trước đây các sản phẩm tò he không được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các bạn trẻ đã quan tâm nhiều hơn và chúng tôi cũng tạo ra nhiều hình thù mới, ngộ nghĩnh phù hợp với các em nhỏ hiện nay như doremon, pikachu, siêu nhân... nên được nhiều người đón nhận hơn.", anh Tùng nói.

Bầu trời tuổi thơ hiện về giữa lòng Sài Gòn trong những ngày cuối năm qua những cây tò he  - Ảnh 8.

Nhiều gia đình có con nhỏ cũng đều ghé tham quan và mua về cho bọn nhỏ chơi. Gia đình chị Trúc Vi (ngụ tỉnh Đồng Nai) ngay từ sáng sớm cả 3 thành viên gồm chị, chồng và con đã có mặt tại đây để tham quan, vui chơi. Chị Vi chia sẻ: “Hồi nhỏ chúng tôi đã rất thích chơi tò he rồi, giờ khi xã hội ngày càng phát triển, những loại hình trò chơi dân gian này cũng dần bị lãng quên. Thấy tụi nhỏ thích thú với những vật nặn tò hè này tôi vui lắm, đây là dịp để giúp con cảm nhận được một chút vị của tuổi thơ và sau này khi chúng lớn sẽ không quên đi những trò chơi dân gian truyền thống của người Việt chúng ta.”

Cả bầu trời tuổi thơ ùa về Sài Gòn ngày giáp Tết qua cây tò he xưa nhưng chưa bao giờ cũ, hàng trăm năm qua vẫn long lanh trong mắt trẻ con - Ảnh 9.

 

ĐẶNG TUYẾT

Tin mới