(Tổ Quốc) - Dù nam hay nữ, có 3 vị trí bôi dầu gió bạn không nên bỏ qua, vì vừa chữa một đống bệnh lại còn giúp cơ thể phòng chống đột quỵ, khỏe mạnh dẻo dai, sống thọ.
Dầu gió từ lâu luôn là vật dụng hữu ích nhà nào cũng thường có sẵn. Chúng được dùng nhiều trong những trường hợp bị cảm lạnh, đau nhức đầu... đặc biệt rất cần vào những dịp trái gió trở trời.
Dầu gió cũng chính là một vị thuốc trong Đông y, sử dụng đúng cách sẽ giúp chúng ta, bất kể là nam hay nữ, cũng trị được cả đống bệnh. Từ đó cơ thể luôn mạnh khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dầu gió là tinh dầu và các chất chiết xuất từ tinh dầu, như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol, methyl salicylat, camphor, cineol… Trong công thức dầu gió, tinh dầu bạc hà (chứa methol) và methyl salicylat là hai thành phần thường gặp nhất.
Trong y học, dầu gió được sử dụng để hạ sốt, chữa đau nhức đầu, giảm đau nói chung. Ngoài ra, dầu gió còn có công dụng giảm ho, sát trùng. Do đó rất tốt để dùng trong các trường hợp bị cảm lạnh, cảm cúm. Mặc dù vậy, ít ai biết có những vị trí bôi dầu gió ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh giúp phòng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
3 vị trí bôi dầu gió trị được cả đống bệnh, phòng tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ
1. Bôi dầu gió vào rốn
Bôi dầu gió vào rốn rất tốt cho thận, giúp bạn ngủ ngon, giảm đau bụng kinh và cải thiện hệ tiêu hóa.
Theo quan niệm của Đông y, rốn được xem là trung tâm vũ trụ. Bộ phận này kết nối với các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Trong đó có thận.
Khi rốn được tác động đúng cách, nó sẽ giúp bạn phòng ngừa và chữa lành bệnh một cách an toàn, nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhỏ một giọt dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ sẽ giúp làm ấm cơ thể, nhất là thận.
Nguyên nhân bởi, khi thận yếu, hoạt động kém hiệu quả đồng nghĩa độc tố không thể được thải lọc ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Chúng tích tụ trong máu, mức độ độc tố càng tăng thì cơ thể càng khó đi vào giấc ngủ. Khi thận được giữ ấm sẽ luôn khỏe mạnh, giấc ngủ của bạn cũng sẽ được cải thiện. Nam giới còn tăng cường sinh lý, rất tốt cho sức khỏe tình dục cũng như sức khỏe sinh sản.
Chưa kể, rốn cũng kết nối đến tử cung. Trong những ngày có kinh nguyệt, chị em chẳng may bị đau bụng kinh kéo dài, nhỏ một giọt dầu gió vào rốn và nằm yên sẽ giúp làm ấm tử cung, lưu thông máu tốt hơn. Từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Với khả năng làm ấm cơ thể cực tốt, nhỏ dầu gió vào rốn trước khi ngủ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là ở những người có đường tiêu hóa kém, thường xuyên bị lạnh bụng. Đây cũng là kinh nghiệm dân gian thường xuyên được người dân áp dụng.
2. Bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ
Bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ thực sự rất tốt cho dạ dày, bàng quang cũng như các tạng phủ trong cơ thể.
Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Nếu chăm chỉ bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ thì lục phủ ngũ tạng đều sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, nếu bạn kết hợp massage lòng bàn chân thì sẽ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu. Đồng thời còn giúp ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và tăng cường ham muốn tình dục…
3. Bôi dầu gió vào hai bên thái dương và nhân trung
Bôi dầu gió ở những vị trí này giúp bạn ngủ ngon, đồng thời tránh đột quỵ. Khu vực thái dương và nhân trung không được cấp máu đầy đủ, lưu thông máu kém sẽ dẫn đến đột quỵ.
Biểu hiện rõ rệt cho thấy lưu thông máu kém là nhức 2 bên thái dương. Lúc này, chỉ cần day chút dầu gió ở thái dương sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo, cơn đau giảm dần và hết, phòng tránh nguy cơ đột quỵ.
Nhất là vào những ngày nắng nóng, nhiều người đi từ ngoài trời vào phòng, nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ do nhiệt rất cao. Lúc này, bạn chỉ cần bôi chút dầu gió lên phần nhân trung sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, chống đột quỵ.
Lưu ý khi sử dụng dầu gió, tránh gây hại sức khỏe không đáng có
Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, dù dầu gió là loại thuốc không kê đơn, mua dễ, giá rẻ lại cực kỳ hữu ích cho sức khỏe nhưng chỉ đúng nếu thực hiện đúng cách. Theo chuyên gia:
- Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú: Tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở.
- Không dùng cho các trường hợp bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp. Nguyên nhân bởi, dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, rất hại sức khỏe trong những trường hợp này.
- Người khỏe mạnh bình thường cũng tuyệt đối không lạm dụng. Chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết như cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, mất ngủ, thận yếu...
- Trước khi sử dụng dầu gió cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô rồi bôi lên vị trí mình muốn. Nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Không dùng nhiều hơn 3 - 4 lần trong ngày; không dùng cho người có tiền sử dị ứng với salicylat, menthol.
- Không bôi dầu gió lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau.
TH