Bộ phận "siêu bẩn" của con lợn mà nhiều người mê mẩn: 3 rủi ro khi ăn quá nhiều, những đối tượng không nên sử dụng

(Tổ Quốc) - Mới đây, mạng xã hội xôn xao truyền tay nhau về một đoạn clip, quay lại cảnh người đàn ông rút ra con sán dài từ miếng lòng non vừa mua ngoài chợ.

Nhắc đến bộ phận ngon nhất của con lợn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phần thịt. Nhưng bên cạnh đó có không ít người nghĩ đến món lòng dồi béo ngậy, thơm nức. Tuy nhiên, lòng lợn từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cần hạn chế vì có chứa hàm lượng cholesterol quá cao và dễ chứa giun sán.

Mới đây, mạng xã hội xôn xao truyền tay nhau về một đoạn clip, quay lại cảnh người đàn ông rút ra con sán dài từ miếng lòng non vừa mua ngoài chợ.

Clip lấy giun sán ra khỏi lòng lợn.

Lòng lợn vốn là món khoái khẩu của rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Do đó, đoạn clip trên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người còn cảm thấy ám ảnh, chia sẻ rằng bản thân thấy sợ không dám ăn nữa.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Trước đây đã có không ít trường hợp phát hiện ra giun sán khi mua lòng lợn về ăn. Lòng lợn là những bộ phận nội tạng của con lợn. Trong đó ruột non, ruột già, dạ dày... đều là các cơ quan tiêu hoá - nơi diễn ra quá trình hấp thụ, xử lý mọi thức ăn mà con lợn đưa vào cơ thể. Do đó, các bộ phận này có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, giun sán.

Phần giun sán ở lòng lợn không chỉ tạo ra cảm giác kinh sợ cho người ăn. Nó có thể chứa mầm bệnh, gây hại đường tiêu hóa, khiến người ăn bị đau bụng, buồn nôn... Trong trường hợp miếng lòng lợn có chứa vi khuẩn E.Coli thì có thể gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ.

imager_9747.jpg

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, nguyên tắc quan trọng khi ăn lòng lợn đó là phải làm sạch và luộc thật chín. Lòng lợn là bộ phận khó làm sạch hoàn toàn, nếu không biết cách làm sạch thì tốt nhất là không nên mua về ăn.

Ngoài vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng quá nhiều lòng lợn cũng có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm.

Ăn quá nhiều lòng lợn, cơ thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả gì?

1. Tăng mỡ máu, béo phì

Lòng lợn là thực phẩm chứa nhiều purin, nạp quá nhiều purin sẽ dẫn đến tăng axit uric, gây nên bệnh gút. Vì vậy, những bệnh nhân béo phì, tăng mỡ máu thì không nên ăn nội tạng.

Hơn nữa, lòng lợn còn chứa nhiều chất béo, nếu như ăn quá nhiều sẽ không chỉ làm tăng mỡ máu mà còn dẫn đến béo phì, làm tăng áp lực lên ruột gây khó tiêu, chướng bụng.

lau-long-02-4346-1382417340.jpg

2. Dư thừa vitamin A, D

Nội tạng của động vật rất giàu vitamin A và vitamin D. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A và vitamin D sẽ gây ra các phản ứng phụ, chẳng hạn như tóc khô, phát ban hoặc loãng xương.

3. Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Lòng lợn có chứa nhiều cholesterol. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm cho nồng độ cholesterol tăng cao. Hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng lipid máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Đặc biệt là bệnh nhân cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch vành nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn các loại thực phẩm này.

Những nhóm người không nên ăn lòng lợn kẻo rước hoạ

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo những người già yếu, người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nội tạng lợn. Đặc biệt là ruột lợn vì cơ quan này có chứa protein là chất rất khó tiêu.

Ngoài ra, người mắc bệnh gút, người thừa cân béo phì, người máu nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp cao... cũng không nên ăn vì sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng.

cach-che-bien-lau-long-lon-dung-kieu-dac-san-dat-ha-noi.jpg

Với người khỏe mạnh, chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70g một lần), trẻ em chỉ ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50g mỗi lần).

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo các bà nội trợ chỉ nên mua nội tạng lợn ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về hãy đem lộn trái, bóc màng mỡ, rửa sạch với muối để làm sạch hết phần bên trong. Sau đó, dùng nước cốt chanh để chà xát phần mỡ thừa còn lại. Rửa thật sạch bằng vòi nước mạnh rồi mới bắt đầu chế biến.

Đậu Đậu

Tin mới