Bỏ công việc ổn định khi mới 28 tuổi: 4 điều tôi ước gì mình biết để không lao vào khủng hoảng tài chính kéo dài tới 6 năm sau

(Tổ Quốc) - Phải mất tới 6 năm sau đó tôi mới ổn định được tài chính cá nhân sau quyết định nghỉ việc ở tuổi 28.

Ở tuổi 22, tôi bỏ vị trí quản lý tại một hiệu sách của trường Đại học để hoàn thành chương trình học lấy bằng cử nhân của mình. Sau khi lấy bằng cử nhân, tôi tiếp tục dành 7 năm làm việc trong lĩnh vực bán lẻ. Tôi có một vị trí cao trong công ty của mình, được trả lương như một giám đốc maketting. Thế nhưng, năm 28 tuổi tôi xin nghỉ việc vì cảm thấy mình đã đạt được tất cả những gì mong muốn trong ngành này.

Quyết định từ bỏ công việc đang ở giai đoạn ổn định trong lĩnh vực bán lẻ của tôi là rất mạo hiểm. Vì vậy tôi đã lựa chọn chấp nhận thôi việc và không có kế hoạch theo đuổi một công việc mới nào. Nó khiến cuộc sống và nhất là tài chính của tôi gián đoạn trong vòng 6 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những sai lầm này đã thực sự giúp tôi sống sót sau thời gian khủng hoảng và chuyển sang công việc mới ngay lập tức.

Sai lầm số 1: Bỏ việc mà không có kế hoạch

Bỏ công việc ổn định khi mới 22 tuổi: 4 điều tôi ước gì mình biết để không lao vào khủng hoảng tài chính kéo dài - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Kế hoạch dài hạn của tôi là rời bỏ ngành bán lẻ và đảm bảo rằng mình sẽ trúng tuyển ở một vị trí quản lý trong một ngành nghề khác, trước khi chuyển sang nghề viết lách như hiện tại.

Vấn đề là "kế hoạch" của tôi không tồn tại. Tôi bỏ công việc với mức lương ổn định đang có với giả định rằng 18 tháng kinh nghiệm quản lý và tấm bằng cử nhân sắp tới tôi nhận được sẽ đủ để đảm nhận một vai trò quản lý tương đương khác.

Trong ba tháng đầu tiên, tôi nhận được hai cuộc gọi lại từ vô số đơn xin việc rải đi mà không có lời mời làm việc nào. Một đồng nghiệp cũ đã giúp tôi nhận một công việc vì cô ấy xảy ra tai nạn xe. Nhưng mức lương của tôi nhận sau khi trừ đi hoa hồng chỉ còn 100 - 300 đô la (6,9 triệu đồng) cho một tuần.

Bài học rút ra: Xác định đích đến và tạo một kế hoạch trước khi xin nghỉ việc

Khi tôi bị sa thải ở tuổi 28, tôi có tiền ba tháng trợ cấp thôi việc. Tất cả số tiền này tôi đều chuyển thẳng vào tiền tiết kiệm của mình.

Kế hoạch của tôi là sẽ chuyển sang công việc viết lách toàn thời gian. Dù bằng cách nào, mục tiêu chính là tạo ra ít nhất 27.500 đô la (634 triệu đồng) từ việc viết. Đây là mức lương tương đương tôi nhận được trong vòng 1 năm khi làm công việc trong công ty bán lẻ.

Lần này, tôi biết chính xác mình cần làm gì để tiến về phía trước. Những mục tiêu có thể đo lường được, cùng với định hướng rõ ràng và sự hiểu biết về quá trình hiện thực hóa hành trình đã giúp tôi thực hiện thành công kế hoạch của mình.

Sai lầm thứ 2: Từ chối dây cứu sinh

Bỏ công việc ổn định khi mới 22 tuổi: 4 điều tôi ước gì mình biết để không lao vào khủng hoảng tài chính kéo dài - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Một nơi tìm về khi bạn gặp khủng hoảng tài chính đó là gia đình. Tuy nhiên, tôi đã từ chối lời đề nghị của họ khi đó. Và xem đi đó không phải là quyết định đúng đắn. Mặc dù tôi sẽ tiếp tục làm việc nhưng cách tôi ngần ngại chấp nhận sự giúp đỡ của họ đã kéo dài khoảng cách hồi phục tài chính cá nhân một cách không cần thiết.

Bài học rút ra: Nói “có” với mọi thứ

Đến hiện tại, tôi đã tham gia tất cả những dự án viết lách mà mình được mời, ngay cả những hợp đồng được trả lương thấp. Biết rằng cơ hội khan hiếm, tôi đã nhận nhiều công việc nhất có thể.

Một số khách hàng đã giúp cho tôi kiếm được hàng chục nghìn đô (hơn 230 triệu đồng) trong năm đầu tiên. Một vài người khác thì ít hơn. Những hợp đồng dù nhỏ nhất cũng giúp tôi thanh toán những hóa đơn của mình và tiếp tục xây dựng công việc, củng cố tài chính cá nhân.

Sai lầm thứ 3: Trở thành một người tìm việc không thông thái

Bỏ công việc ổn định khi mới 22 tuổi: 4 điều tôi ước gì mình biết để không lao vào khủng hoảng tài chính kéo dài - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Trong môi trường cũ, những thành tích bán lẻ của tôi thật đáng ngưỡng mộ: Tôi đã làm việc theo cách của mình từ nhân viên thời vụ lên quản lý vào năm 21 tuổi. Thậm chí, tôi quản lý thành công hơn 50 nhân viên và phân bổ ngân sách lớn một cách có trách nhiệm. Với kinh nghiệm quản lý và tấm bằng đại học, chắc chắn lý lịch của tôi sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên trên thực tế, tôi chỉ là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học với một bản CV không mấy nổi bật. Tôi rơi vào cảnh thất nghiệp mà không có kỹ năng kết nối nào, gửi đơn xin việc một cách mù quáng.

Bài học rút ra: Hiểu tôi là ai (và tôi không phải là ai) khi xin việc

Với kinh nghiệm viết lách hạn chế, tôi chấp nhận rằng mình sẽ không nhận mức lương cao ngay lập tức. Trên thực tế, tôi thật may mắn khi nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào mà khách hàng mang tới.

Tôi biết rằng kinh nghiệm của mình vẫn đủ vững chắc để xây dựng và đảm bảo công việc. Tôi cũng hiểu rằng các hợp đồng có tỷ lệ chênh lệch cao, chẳng hạn như viết cho các trang web giải trí, có thể tăng thu nhập của tôi từng chút một.

Trong khi đặt mục tiêu cao cho việc viết lách, tôi cũng đo lường kỳ vọng của mình và theo đuổi các dự án trong phạm vi cho phép. Từ từ, tôi tiếp tục xây dựng kinh nghiệm và hiểu rằng sẽ cần thời gian, nỗ lực và sự khéo léo để trở thành một người kiếm được nhiều tiền bằng nghề viết lách.

Sai lầm thứ 4: Có tâm lý coi thường "cửa thoát hiểm"

Bỏ công việc ổn định khi mới 22 tuổi: 4 điều tôi ước gì mình biết để không lao vào khủng hoảng tài chính kéo dài - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Ngay từ khi tôi bước vào thế giới kinh doanh, tôi đã lên kế hoạch ngay cho lối thoát của mình.

Sự chăm chỉ của tôi đã giúp tôi được thăng hạng gần như mỗi năm mặc dù tôi không ngừng tìm kiếm thứ gì đó mới mẻ để nhảy việc. Cuối cùng, tâm lý này cực kỳ có lợi về lâu dài, vì công việc viết lách tự do mà tôi đã chọn nhiều năm trước khi thôi việc đã chuẩn bị cho tôi chuyển tiếp suôn sẻ sang viết lách toàn thời gian và chính là công việc chính của tôi hiện tại.

Bài học rút ra: Cam kết với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại

Ngoài một lần khủng hoảng về niềm tin trong việc viết lách ở giai đoạn mới bắt đầu, tôi vẫn đang cống hiến cho nó tới 100% sức lực ở thời điểm hiện tại và không có kế hoạch quay trở lại với công việc bán lẻ lúc trước.

Tôi luôn tập trung vào việc ổn định việc phát triển thành công sự nghiệp của mình, bỏ qua mọi cám dỗ để chuyển sang một công việc “dễ dàng hơn”. Ngay cả khi những lời từ chối ngày càng có độ khó khăn gia tăng.

Theo Businessinsider

KT

Tin mới