(Tổ Quốc) - Những người đường huyết quá cao nên nhớ: 3 món nên ăn, 3 món không nên đụng, như vậy có thể giúp đường huyết từ từ ổn định lại.
Ăn sáng đầy đủ là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều bệnh nhân đo đường huyết buổi sáng thấy rất thấp, ăn sáng xong thấy đường huyết tăng cao nên bỏ bữa sáng. Điều này rất sai lầm vì nếu không ăn sáng trong thời gian dài dễ khiến lượng đường trong máu dao động lớn, hơn nữa nếu không ăn sáng trong thời gian dài cũng dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Dưới đây là những dấu hiệu đường huyết tăng cao:
1. Vết thương khó lành.
2. Dễ buồn ngủ sau bữa ăn.
3. Ngứa da không rõ lý do.
4. Tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
5. Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều và đêm thường xuyên.
6. Mệt mỏi, suy nhược và bơ phờ.
7. Mất thị lực và mờ mắt không rõ lý do.
8. Thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều hơn.
9. Lượng thức ăn vẫn bình thường hoặc tăng lên, nhưng lại bị sụt cân.
Chế độ ăn uống không điều độ và không cân đối cũng là một trong những yếu tố khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2, vì vậy chúng ta phải đặc biệt chú ý đến bữa sáng, học cách sắp xếp khoa học và ăn sáng đầy đủ.
Những người đường huyết quá cao nên nhớ: 3 món nên ăn, 3 món không nên đụng, như vậy có thể giúp đường huyết từ từ ổn định lại và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân tiểu đường có 3 món nên ăn trong bữa sáng
1. Yến mạch
Bột yến mạch là thực phẩm ăn sáng rất phổ biến, vô cùng bổ dưỡng và có tác dụng đặc biệt trong việc giảm lượng đường trong máu. Lý do là vì bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan, có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khi chọn yến mạch thì tốt nhất không nên chọn yến mạch ăn liền, mà nên chọn yến mạch nguyên hạt.
2. Rau xanh
Rau không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, còn rất giàu chất xơ, không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, rất hữu ích để giảm táo bón và loại bỏ độc tố. Người bệnh tiểu đường có thể chọn súp lơ, mướp đắng, rau muống, cà chua, hành tây,… đều có tác dụng hạ đường huyết.
Đặc biệt, người tiểu đường rất nên ăn mướp đắng. Dù chúng có vị hơi đắng, tính lạnh nhưng có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất thô của mướp đắng có tác dụng giống insulin, có thể giảm lượng đường trong máu, ăn mướp đắng đúng cách có thể cải thiện các vấn đề về bệnh tiểu đường.
3. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ có chứa polysaccharid, caroten, protein, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người, polysaccharid trong nấm còn có tác dụng hạ đường huyết rất tốt nên bạn ăn thêm các món có mộc nhĩ sẽ tốt cho việc ổn định đường huyết.
Người tiểu đường có 3 không ăn trong bữa sáng gồm
1. Không ăn đồ chiên rán
Đối với người bệnh tiểu đường, bữa sáng mà ăn đồ chiên rán thì lượng chất béo, calo sẽ vượt tiêu chuẩn khiến cho lượng đường trong máu khó kiểm soát. Hơn nữa, ăn thường xuyên sẽ dễ gây ra các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu...
2. Không ăn cháo trắng
Cháo trắng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, và việc ăn cháo bữa sáng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng không ổn định của đường huyết.
3. Không ăn lạc
Vì lạc là thực phẩm có dầu nên người tiểu đường không phù hợp để ăn nhiều trong bữa sáng. Nếu ăn nhiều lạc có thể làm đường huyết không ổn định, tăng lipid máu, tăng gánh nặng cho cơ thể.
Đậu Đậu