Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nếu trẻ nhiễm Omicron không có việc gì phải lo lắng, nên để trẻ đi học

(Tổ Quốc) - Bác sĩ đã có những giải đáp xung quanh vấn đề trẻ nhiễm Covid chủng Omicron.

Mới đây, Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) đã giải đáp một số thắc mắc của các phụ huynh về việc trẻ nhiễm Covid chủng Omicron qua livestream. 

Trẻ nhiễm Covid chủng Omicron có nặng không?

Theo bác sĩ, trẻ con nên đi học. Đi học hay ở nhà thì nguy cơ chỉ hơn một chút nhưng đi học rất quan trọng. Khi trẻ hết bệnh con sẽ lại đi học, quan trọng là người lớn phải bình tĩnh. Trong quá trình đi học con có thể nghỉ vài buổi. Bên cạnh đó, mình tuân thủ 5K, bớt giao lưu để đỡ nhân rộng bệnh. 

Omicron ở trẻ sẽ khiến bé sốt nhiều. Ở Việt Nam, chuyện sốt siêu vi là chuyện thường thấy, thực tế Omicon đối với con nít sẽ có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên có những bé trong độ tuổi 6-12 sẽ sốt cao hơn nhưng sẽ khỏi trong 2,5 đến 3 ngày. Ngoài ra có một số bé bị tiêu chảy nhưng đều khỏi rất nhanh. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nếu trẻ nhiễm Omicron còn là điều đáng mừng, nên để trẻ đi học - Ảnh 1.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh.

"Con nít đi học thì thế nào nó cũng phải đi học, và đi học có thể nó bệnh, cho nên ở nhà cũng bệnh, mà đi học cũng bệnh. Không bệnh trước thì cũng bệnh sau bởi vì sao, theo tôi ở TP HCM mà là chủng Omicron thì cứ để cho nó bệnh đi, bệnh rồi nó hết bệnh. Nó không có hậu Covid gì nhiều so với chủng cũ. 

Thứ hai là mình đã công nhận với nhau là ngoài xã hội là không có Zero Covid thì đương nhiên trong trường cũng không thể có Zero Covid được. Và tôi nói thật nếu đúng là Omicron thì nó càng nghỉ ngắn hơn nữa, tức là chỉ 5 ngày là đi học lại thôi chứ không phải như ngày xưa. 

Đối với nước ngoài Omicron thì chỉ có 3-5 ngày thôi, thậm chí nhân viên y tế mà Omicron mà không có gì mệt là đeo khẩu trang đi làm tiếp. Thành ra trẻ không đi học thì cũng bị thôi, mà đi học bị trước, hết trước. Tôi ví dụ ở lớp đó có 20 trẻ bị đi thì khoảng chừng 10 -14 ngày sau 20 trẻ đi học cùng với nhau thì rất là bình thường. 

Mà ở nhà nó cũng mắc bệnh thôi, vậy nên mình đừng có rối lên. Đi học có thể nguy cơ cao hơn một chút, vì tiếp xúc nhiều, di chuyển nhiều nhưng quan trọng là nó hết bệnh. Như vậy thì có đi học hay có ở nhà mà nguy cơ mắc bệnh chỉ hơn nhau một chút thôi, mà có mắc bệnh thì nghỉ học, hết bệnh lại đi học. Mà đi học thì rất là quan trọng. Như vậy, nó cứ cuốn chiếu, cuốn chiếu với nhau. Quan trọng là mình đừng để nó rối lên, cứ theo quy định mà làm. Các bạn không có việc gì phải lo lắng", bác sĩ Khanh nhấn mạnh. 

Không cần test cho trẻ nhiều lần

Bên cạnh đó, khi bé mắc Covid, chuyện uống thuốc hạ sốt là cần thiết và bình thường, ngoài ra cần uống nước nhiều. Đặc biệt với trẻ mắc bệnh thì không nên test nhiều, tốt nhất là không cần test, khi đã phát hiện con dương tính thì tập trung vào việc điều trị, nếu khỏi dần thì 14 ngày sau đi ra ngoài bình thường. Không cần lo lắng chuyện tại sao mãi không âm tính lại. 

Omicron lây rất nhanh, ủ bệnh nhanh nhưng hết cũng rất nhanh. Như vậy số ca tăng hàng ngày cũng là điều rất bình thường, lên đạt đỉnh sẽ hạ. Sau khi hết bệnh, nếu không có vấn đề thì không cần phải tái khám. "Thành ra theo tôi nhiễm Omicron là mừng, không phải lo", bác sĩ Khanh nhấn mạnh. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nếu trẻ nhiễm Omicron còn là điều đáng mừng, nên để trẻ đi học - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Trẻ nhiễm Omicron càng tốt

Theo quan điểm của bác sĩ, không thể bắt các bé ở nhà mãi, cứ cho con đi học. Đi học thì con dễ bị lây bệnh, nếu là Omicron thì càng tốt và cứ để cho nó lây lan. Tốc độ lây của Omicron cực kỳ nhanh, đặc biệt là trong phòng kín. Người lớn thì nên chích ngừa, sau khi tiêm rồi triệu chứng sẽ rất nhẹ, không đáng lo. 

Không thể nào ngừng đi học nếu số ca tăng lên không ảnh hưởng tới việc điều trị. Nếu bị bệnh thì để con ở nhà, con khỏi lại cho đi học bình thường. Có thể học xen kẽ giữa học online với đi học trực tiếp. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nếu trẻ nhiễm Omicron còn là điều đáng mừng, nên để trẻ đi học - Ảnh 3.

 

San San

Tin mới