Ăn cơm với đồ ăn thừa từ bữa trước để trong tủ lạnh, người đàn ông bị suy gan cấp, cấp cứu 11 ngày mới thoát khỏi tình trạng nguy kịch

(Tổ Quốc) - Đến tối, anh Diêu không hâm nóng thức ăn và trực tiếp ăn kèm với cơm rau thừa ngày hôm trước.

Bác sĩ Trương Mẫn, phó chủ nhiệm khoa nội tiêu hóa, bệnh viện Zhongshan University Affiliated No.6 Hospital, Trung Quốc, chia sẻ về trường hợp anh Diêu nhập viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Sau một bữa ăn, người đàn ông bị suy gan cấp, cấp cứu 11 ngày mới thoát khỏi tình trạng nguy kịch - Ảnh 1.

Anh Diêu nhập viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Vào buổi sáng ngày xảy ra sự việc, anh Diêu xào cà rốt cắt sợi sau đó đặt trên bàn. Đến tối, anh Diêu không hâm nóng thức ăn mà trực tiếp ăn kèm với cơm rau thừa ngày hôm trước. Không lâu sau, anh Diêu bắt đầu xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn ói và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Anh Diêu cho biết: "Tôi không dùng màng bọc thực phẩm, không bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Ngày hôm đó, sau khi ăn xong, tôi cảm thấy buồn ngủ và cơ thể không khỏe".

Bác sĩ Trương Mẫn chia sẻ: "Kết quả khám cho thấy chức năng gan không tốt, bệnh nhân được chẩn đoán suy gan cấp sau khi ngộ độc thực phẩm. Sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch".

Sau một bữa ăn, người đàn ông bị suy gan cấp, cấp cứu 11 ngày mới thoát khỏi tình trạng nguy kịch - Ảnh 2.

Sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Bác sĩ Trương Mẫn cảnh báo, thức ăn thừa ngày hôm trước ít nhiều sẽ sản sinh vi khuẩn, bạn không nên cất giữ cơm rau thừa, các loại thịt nếu bảo quản hãy đậy nắp kín, trước khi ăn, bạn phải hâm nóng thức ăn để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nóng nực sẽ gia tăng vi khuẩn và nấm mốc trên thực phẩm, dễ gây các bệnh truyền nhiễm như viêm dạ dày ruột.

Một số loại thức ăn khi để qua đêm đều sẽ sản sinh phản ứng hóa học, chẳng hạn rau để qua đêm sẽ sản sinh nitrit gây hại cho sức khỏe. Trường hợp ngộ độc nhẹ sẽ có triệu chứng tiêu chảy, chướng bụng, sốt nhẹ, nếu trường hợp nghiêm trọng thì bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Thức ăn thừa gây hại sức khỏe thế nào và cách bảo quản ra sao?

Một trong những nguyên chân chính khiến thức ăn bị ôi thiu là vi khuẩn Campylobacter. Theo trung tâm Food Standards Agency, vi khuẩn này hiện diện trong hơn 65% số gà được bày bán tại nước Anh. Một nghiên cứu gần đây tìm thấy vi khuẩn này trong 6% lượng gà siêu thị đóng gói bên ngoài.

Campylobacter có thể sống hàng giờ trên bếp và rất dễ lây lan, đặc biệt nó tồn tại rất nhiều trên thịt gà sống. Nó có thể gây bệnh với lượng rất thấp. Trong khi bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây ra do vi khuẩn Salmonella phải cần đến hàng chục nghìn con mới gây bệnh, thì Campylobacter chỉ cần 500 con.

Cách duy nhất để loại trừ vi khuẩn này là đun nóng đồ ăn, nhưng bạn phải làm sao để sau khi ăn, vi khuẩn này không quay lại và phá rối phần ăn thừa mà bạn để cho ngày mai?

Đầu tiên, bạn cần để thức ăn nóng nguội bớt đi, và sau đó đưa chúng vào tủ lạnh. Lưu ý là đừng bao giờ để thức ăn nóng sốt vào tủ lạnh bạn nhé! Nhiệt độ tỏa ra từ đồ ăn sẽ khiến khoang tủ lạnh ấm hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Thay vào đó, bạn nên bọc bên ngoài thức ăn thừa, để chúng nguội đến khoảng nhiệt độ phòng (không hơn 4 tiếng) rồi hãy cất vào tủ lạnh.

Cuối cùng, khi đã nấu chín thức ăn, bạn có thể hâm lại bao nhiêu lần? FSA khuyến cáo chỉ nên hâm thức ăn lại một lần, nhưng thực ra vài lần cũng được, miễn là bạn hâm đúng cách. Tuy vậy, hâm nhiều lần thì thức ăn sẽ kém ngon hơn rất nhiều..

Những thực phẩm nào bạn không nên dùng lại hôm sau?

Những thức ăn bạn cần cẩn thận khi dùng lại vì độ nhiễm khuẩn cao có trong danh sách sau, bao gồm:

Thịt đã nấu chín hay những món chứa thịt nấu chín như thịt kho tàu, cà ri, nước lèo.

Nước sốt có chứa kem hoặc sữa.

Hải sản bao gồm chả cá, thịt hầm và nước sốt có hải sản.

Cơm, bánh chưng, bánh tét sau khi mở.

Các loại thức ăn có trứng, đậu và giàu protein.

Theo Kankanews

TÚ UYÊN

Tin mới