(Tổ Quốc) - Có một số vật dụng bạn không nên cho vào máy sấy để tránh làm mất đi hình dáng ban đầu của chúng. Cùng lưu ý 8 vật dụng không nên cho vào máy sấy, máy giặt quần áo qua bài viết dưới đây!
Thảm là một vật dụng không thể thiếu trong tất cả gia đình. Nó được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như vải, tơ tằm, cao su, nhựa,... Trong đó đặc biệt là thảm làm từ cao su và nhựa, nếu bạn cho vào máy sấy, gặp nhiệt độ cao phần cao su sẽ bị rách và nứt, tấm thảm sẽ không giữ được hình dáng như ban đầu.
Ngoài ra, nếu tấm thảm đó quá cũ sẽ làm rơi rớt những vụn cao su vào những khe nhỏ của máy, làm giảm tuổi thọ máy sấy, tồi tệ hơn là có thể cháy máy và gây hỏa hoạn. Vì thế, sau khi giặt sạch bạn hãy phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời tự nhiên từ 30 phút - 1 giờ, tránh để thảm tiếp xúc với ánh nắng quá lâu gì dễ gây hư hại.
Giày sneaker đa số sẽ có chất liệu cao su trong giày và đế giày. Khi máy sấy hoạt động sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất cao làm chúng bị co lại khi gặp nóng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đôi giày, hư hỏng phần đệm và đôi giày sẽ bị co rút làm bạn không thể mang vừa.
Bạn có thể giặt giày bằng máy, sau khi giặt xong bạn hãy mang ra ngoài nắng để hong khô tự nhiên bằng ánh mặt trời, không nên cho vào máy sấy vì sẽ làm hư hại rất nhiều đến giày của bạn.
Quần áo lót sẽ làm được từ nhiều chất liệu khác nhau như vải thun, satin, cotton, lụa,... rất dễ bị mất dáng khi cho chúng vào máy giặt và kể cả máy sấy cũng thế. Vì sức quay và nhiệt độ cao của máy sẽ làm hư quần áo. Bạn nên giặt tay đồ lót và phơi trực tiếp ngoài ánh nắng tự nhiên giúp sản phẩm sử dụng lâu, không mất dáng và bền hơn.
4. Quần áo đính cườm
Một số hạt đính cườm nếu gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy. Chính vì vậy, bạn cần thận trọng với những quần áo, váy có đính cườm nhé.
Quần áo khi bị dính sơn bạn không nên cho vào máy sấy cũng như máy giặt vì trong sơn có chứa chất tẩy rửa và đánh bóng. Đây là những chất dễ gây cháy nổ khi gặp nhiệt độ cao.
Nếu quần áo bị dính sơn, bạn hãy ngâm vài phút rồi giặt tay bên ngoài và hong khô bằng ánh nắng bên ngoài, tránh gây những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Quần áo thể thao đa số sẽ được làm từ vải thun nhưng khi gặp nhiệt độ cao vải thun sẽ co lại và dễ gây hư hỏng vì thế bạn cũng không nên cho vào máy sấy. Đặc biệt, bạn nên chú ý những chiếc quần legging bó sát cơ thể sẽ nhanh chóng hỏng hơn.
Để bảo vệ quần áo thể thao không bị hư hỏng tốt nhất sau khi giặt xong, bạn hãy treo chúng lên trên sào và hong khô bằng gió giúp chúng giữ được hình dáng ban đầu.
Các bé thường hay nghịch cát và dính vào quần áo hay bạn đi bơi ở bãi biển phải đảm bảo bạn đã rũ sạch cát khỏi quần áo và khăn tắm trước khi bỏ chúng vào máy sấy cũng như máy giặt. Vì những hạt cát có thể bị kẹt lại giữa trống sấy, gây nên những âm thanh ồn ào khó chịu và làm giảm độ bền máy sấy.
Đồ bơi cũng giống như những bộ đồ thể thao sẽ làm từ chất vải thum ôm sát cơ thể bạn không nên cho vào máy sấy. Vì khi đồ bơi gặp nhiệt độ cao sẽ làm giãn, bở ra, mục và xuất hiện tình trạng một số nơi vải mỏng đến mức nhìn xuyên qua được.
Cách tốt nhất là bạn giặt sạch bằng tay và hong khô chúng bằng gió tự nhiên hay ánh nắng nhè nhẹ, không quá gắt.
Bạn không nên sử dụng nhiều nước xả và giấy sấy thơm sẽ làm những dư thừa này phủ lên trên trống sấy, hệ thống thông hơi, màng lọc và phần cảm biến độ ẩm làm giảm hiệu quả của máy. Cách nhận biết bạn sử dụng quá nhiều nước xả và giấy sấy thơm là sau khi sấy xong bạn sẽ nhìn thấy một màng sáp bám trên máy.
Bạn nên sử dụng một liều lượng vừa đủ, chỉ nên chọn một trong hai loại nước xả hoặc giấy sấy thơm giúp máy hoạt động ổn định, bền bỉ và tăng tuổi họ cho sản phẩm.
TN