(Tổ Quốc) - Những thói quen độc hại này có thể âm thầm ảnh hưởng tới tài chính của bạn. Ngừng ngay lập tức và sửa đổi để giúp hành trình tự do và thoải mái tiền bạc của bạn tới gần hơn.
Bạn là người biết cách chi tiêu nhưng vẫn không thể tiết kiệm tiền? Lúc nào cũng cảm thấy việc mua một chiếc ô tô và ngôi nhà là điều xa vời với thức tế. Thực ra, bạn chỉ đang áp dụng sai phương pháp, việc tiết kiệm không quá khó.
The Niu News thì ngoài việc có thói quen tiết kiệm, nắm rõ dòng tiền và chi tiêu của mình, bạn cũng phải quyết tâm bỏ "8 tật xấu" này ngay từ bây giờ thì mới dễ dàng trở thành người giàu có.
1. Luôn di chuyển nơi ở
Luôn di chuyển sang một nơi ở mới vì thấy khó chịu với những điều nhỏ nhặt? Việc chuyển nhà cứ sau một, hai năm thực sự là một khoản chi phí rất lớn và phụ trội. Ngoài chi phí tự chuyển nhà, đôi khi còn phải sắm sửa đồ đạc mới, thay đổi địa chỉ gửi thư… Tất cả những thứ đó đều khiến bạn tốn thêm chi phí và thời gian.
2. Không có tài khoản để "tiết kiệm tiền"
Việc có một tài khoản “chuyên dùng để tiết kiệm” là điều rất quan trọng. Khi nhận lương hàng tháng, bạn sẽ chuyển ngay số tiền tiết kiệm theo mục tiêu vào tài khoản, như vậy mới có thể đạt được hiệu quả. Không có “tài khoản tiết kiệm” mà chỉ sử dụng tài khoản lương, không những dễ tiêu quá ngân sách mà còn khiến bạn thường xuyên mua sắm bốc đồng.
3. Thích những bữa tiệc sôi động
Luôn gọi cho bạn bè vào cuối tuần hoặc sau khi tan sở? Xem phim, ca hát, ăn uống,… Các khoản chi tiêu “giải trí” có thể là thủ phạm đốt một số tiền lớn trong ví của bạn. Nên sắp xếp một số hành vi tiết kiệm tiền, chẳng hạn như các hoạt động giải trí miễn phí, đi bộ trong công viên,... thay vì tốn tiền vào các cửa hàng sang trọng.
4. Thanh toán hóa đơn không phải bằng tiền mặt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người tiêu dùng bằng tiền mặt, cảm giác sẽ "đau đớn" hơn. Điều này khiến bạn phải chú ý hơn đến số dư trong ví mỗi khi thanh toán, từ đó kiềm chế ham muốn chi tiêu bốc đồng của mình.
Nhưng nếu thẻ tín dụng khiến bạn vô tình quẹt thẻ, thì bạn phải thanh toán hóa đơn vào tháng sau nên cảm giác đó thường tới rất chậm. Cố gắng thanh toán bằng tiền mặt và bạn chỉ có thể tiêu tiền trong ví của mình, kiểm soát bản thân không được quẹt thẻ tín dụng mọi lúc.
5. Có quá nhiều tài khoản
Cố gắng hủy bỏ hết các tài khoản không sử dụng. Bạn chỉ nên có 1 tài khoản chi tiêu, 1 tài khoản tiết kiệm để "làm chủ" trạng thái chi tiêu một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người chỉ có một tài khoản có thể rút tiền sẽ chi tiêu ít hơn 10%.
6. Bạn luôn muốn ăn mừng khi được tăng lương
Bạn có mua cho mình quần áo và túi xách mới với lý do được tăng lương không? Tăng lương là tiết kiệm nhiều hơn chứ không phải chi tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có mời bạn bè đến ăn mừng không? Thật tuyệt khi được tăng lương, nhưng sợ rằng cách làm này sẽ chỉ khiến bạn bè của bạn nghĩ người đầu tiên cần tìm đến là bạn khi họ thiếu tiền. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên giữ thái độ bình thản vào những lần được tăng lương.
7. Không có cảm giác khủng hoảng?
Một số người sẽ đặt câu hỏi tại sao phải tiết kiệm tiền? Nếu tôi làm việc chăm chỉ, kiếm được thu nhập hàng tháng và không có nợ, không muốn mua một chiếc xe hơi hoặc một ngôi nhà, thì tiết kiệm tiền có ích gì?
Nếu bạn từng có những suy nghĩ như vậy, điều đó có nghĩa là cảm giác khủng hoảng của bạn cần được củng cố! Vì bất kỳ ai cũng có thể đột ngột bị mất việc, bị tai nạn xe cộ, gặp rủi ro trong cuộc sống. Đây là những "thời điểm khẩn cấp" khi đột ngột cần tiền và đợi cho đến khi bắt đầu tiết kiệm thì đã không còn kịp nữa.
8. Không thể "xuống cấp" cuộc sống
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều chi phí sinh hoạt là "nhu cầu thiết yếu", nhưng chúng thực sự là "xa xỉ". Ví dụ, không uống Starbucks mỗi ngày để tự pha cà phê. Hãy thử liệt kê một số khoản chi tiêu trong cuộc sống mà bạn có thể loại bỏ hoặc hạ thấp xuống, sẽ thấy rằng mình ngày càng tiết kiệm được nhiều hơn.
Theo bannedbook
Hồng Nhung