(Tổ Quốc) - Tạo ngân sách với người bạn đời là một trong những vấn đề ít được thảo luận khi kết hôn. Thực tế, đây là một phần quan trọng của việc học cách kết hôn, hoặc biết cách quản lý ngân sách tốt hơn.
Hôn nhân được mô tả khác như một mối quan hệ đối tác, sự hợp nhất hay kết hợp bình đẳng. Bất kể bạn mô tả về bạn như thế nào, nhưng giao tiếp chính là chìa khóa cho hạnh phúc của bạn.
Bạn và vợ/chồng của bạn sẽ cần trao đổi về tất cả các vấn đề chính bao gồm lựa chọn lối sống, cách nuôi dạy con cái, tình dục và tất nhiên, tiền bạc.
Trên thực tế, vấn đề tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính khiến hôn nhân thất bại.
Tiền không phải là một vấn đề gây tranh cãi. Cho dù tình trạng hôn nhân của bạn là “sắp cưới”, “mới cưới” hay “đang ở trong tình trạng khó khăn trong một thời gian”, chìa khóa để xử lý tiền bạc là có một khoản tài chính hoặc ngân sách.
Ngân sách chỉ đơn giản là một dự đoán tốt nhất về số thu nhập mà hai bạn có và cách các bạn dự định sử dụng chúng.
Bắt đầu bằng cách cùng nhau phác thảo một kế hoạch ngân sách cơ bản. Sau đó, khi đã có ngân sách, việc tuân theo kế hoạch sẽ chỉ là vấn đề kiểm tra với nhau một cách thường xuyên.
Lý tưởng nhất là bạn sẽ làm điều này bằng cách sử dụng phần mềm miễn phí hoặc rẻ tiền để theo dõi tài chính của mình một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Bước 1: Đặt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn
Các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của bạn sẽ có tác động rất lớn đến ngân sách tổng thể của bạn. Các mục tiêu ngắn hạn thường mất một hoặc hai năm để đạt được và bao gồm những việc như tạo quỹ khẩn cấp từ ba đến sáu tháng, trả hết nợ thẻ tín dụng và tiết kiệm cho một kỳ nghỉ đặc biệt.
Các mục tiêu trung hạn bao gồm tiết kiệm để trả trước một căn nhà, trả tiền mặt cho một chiếc ô tô mới hoặc trả khoản nợ ngân hàng. Quá trình này có thể mất đến 10 năm.
Mục tiêu dài hạn quan trọng nhất mà bất kỳ ai có thể có là tiết kiệm để nghỉ hưu và điều đó đòi hỏi bạn phải tiết kiệm và đầu tư cho phần lớn cuộc đời làm việc của bạn, có thể lên đến 40 năm - hoặc thậm chí lâu hơn.
Bước 2. Xác định thu nhập ròng của bạn
Với mục đích tạo ngân sách, hãy sử dụng thu nhập ròng hàng tháng của bạn hoặc tiền lương mang về nhà. Đây là số tiền bạn nhận được trước khi chi tiêu các khoản trong gia đình.
Nếu bạn và bạn đời của mình có mức lương ổn định, vậy thì sẽ không quá khó khăn trong việc thiết lập ngân sách. Nhưng nếu một trong hai người có thu nhập không thường xuyên như công việc thời vụ, tự kinh doanh hoặc hoa hồng bán hàng, bạn sẽ cần phải xem lại phần thu nhập theo từng tháng.
Bước 3. Bổ sung chi phí bắt buộc
Chi phí bắt buộc bao gồm các chi phí bạn phải trả hàng tháng. Ví dụ bao gồm nhà ở, có thể dưới hình thức trả tiền thế chấp hoặc tiền thuê nhà, tiền mua xe, tiền xăng xe, phí gửi xe, tiền điện nước, các khoản vay nợ, tiền bảo hiểm, tiền trả bằng thẻ tín dụng và tiền ăn.
Đối với một số người, thực phẩm trở thành "những gì còn lại sau khi tất cả các hóa đơn được thanh toán", nhưng hai bạn nên có ý tưởng sơ bộ về số tiền tối thiểu bạn cần chi cho cửa hàng tạp hóa và coi nó như một khoản chi bắt buộc.
Bước 4. Tính toán những gì bạn cần tiết kiệm
Tham khảo bước 1, 2 và trừ đi bước 3 để dự trù ngân sách của bạn. Giả sử tổng số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng là 4 triệu. Số tiền còn lại trong bước 3 của bạn là 11 triệu, vậy là bạn có 7 triệu cho bước tiếp theo.
Bước 5: Phân chia chi tiêu tùy ý
Chi tiêu tùy ý có nghĩa là thanh toán cho những việc bạn làm hoặc cùng nhau thưởng thức, chẳng hạn như đi ăn, đi nghỉ, xem các chương trình truyền hình... Nó cũng bao gồm số tiền bạn chi tiêu cá nhân như quần áo, tập gym, ăn uống với bạn bè...
Liệt kê tất cả các khoản chi tiêu tùy ý tiềm năng và phân loại đó là chi tiêu "chung" hoặc "cá nhân". Chi tiêu tùy ý thường là ngân sách nhỏ được tạo hàng tháng dựa trên quỹ tùy ý có sẵn.
Trong ví dụ trên, bạn còn lại 7 triệu để chi tiêu tùy ý. Điều đó có thể sẽ không xảy ra hàng tháng, có nghĩa là hai bạn sẽ cần phải thương lượng chi tiêu tùy ý với nhau hàng tháng.
Bước 6: Lên lịch ngày kiểm tiền hàng tuần
Bạn nên lựa chọn một phần mềm để cả 2 dễ dàng quản lý như: You need a budget, Honeydue, Good Budget hoặc là một bảng tính excel.
Lên lịch ngày kiểm tiền mỗi tuần một lần để kiểm tra và đánh giá lại mục tiêu của bạn. Trao đổi về vấn đề tài chính thường xuyên sẽ giúp bạn và bạn đời luôn đồng hành và có động lực để đạt được mục tiêu của mình.
Để tránh căng thẳng, bạn có thể thảo luận về ngân sách của bạn trong khi nấu bữa tối hay ngồi cafe cuối tuần tại nhà.
TP