(Tổ Quốc) - Những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến bản thân và gia đình bị ảnh hưởng về sức khỏe, tiền bạc. Chị em cùng tham khảo để rút kinh nghiệm ngay nhé!
1. Sử dụng máy rửa bát không đúng cách
Nhiều gia đình có điều kiện đã trang bị máy rửa bát trong nhà để tiết kiệm công sức cho chị em nội trợ. Tuy nhiên, nhiều người thường xếp tất cả đồ theo cùng một hướng trong máy rửa bát. Điều này khiến đống bát đũa bẩn không được làm sạch 1 cách tuyệt đối.
Hãy xếp bát đũa, đĩa thìa... theo nhiều kiểu, không cùng 1 hướng để việc làm sạch của máy rửa bát là tối ưu nhất.
Ngoài ra, nếu chảo gang có vết cháy của thực phẩm trong quá trình rán, xào, chị em không nên cho vào máy rửa chén. Việc này có thể khiến vết cháy đó mắc kẹt trong máy. Tốt nhất, mọi người nên làm sạch chảo bằng tay trước khi cho vào máy rửa bát.
Chị em nên tránh rửa thìa, đĩa hoặc thớt gỗ bằng máy rửa bát. Trong quá trình này, nước đạt đến nhiệt độ cực nóng. Điều này có thể phá hủy vật liệu và gây ra các vết nứt, cong vênh và đổi màu.
2. Không thường xuyên vệ sinh giỏ đựng rác trong bồn rửa
Nhiều chị em sau khi rửa bát thường có thói quen đổ hết cặn bã, thức ăn thừa xong giỏ đựng rác ở bồn rửa đi là xong. Tuy nhiên mọi người nên thêm 1 bước nữa, đó là vệ sinh chiếc giỏ đó. Bởi nhiều khi có những cặn thức ăn thừa không được đổ đi hết, mắc kẹt trong những lỗ thoát thước. Về lâu dài, thức ăn mắc kẹt đó sẽ bị phân hủy, hôi thối và là nơi sinh sôi lý tưởng của vi khuẩn gây hại.
3. Sử dụng quá nhiều nước rửa bát
Chị em thường có thói quen đổ nước rửa bát ra miếng cọ rửa, càng nhiều bọt thì càng thích. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến cho việc rửa sạch hóa chất trên bát đĩa lâu hơn mà còn gây lãng phí.
4. Dùng xong bếp là rút điện
Nhiều bà nội trợ có thói quen vừa nấu ăn xong trên bếp từ là ngắt luôn nguồn điện. Chị em cho rằng cách này giúp tiết kiệm điện và an toàn, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ. Nhưng đừng lầm tưởng nhé, cách này cũng chẳng giúp mọi người tiết kiệm điện hơn chút nào đâu.
Bếp từ có chế độ làm mát tản nhiệt , khi nấu xong, để kéo dài thời gian làm nguội bếp thì không nên rút điện. Do vậy mà, cách để tiết kiệm điện và kéo dài thời gian tuổi thọ cho bếp là sau khi sử dụng xong, bạn ấn nút off để tắt bếp. Sau khoảng 30 phút thì mới rút điện.
5. Dùng chảo chống dính để xào, rang thức ăn
Nhà có chiếc chảo chống dính xịn sò. Chị em thường sử dụng nó như 1 chiếc nồi đa năng, hết chiên, rán thì đem xào, hoặc rang thức ăn... Ví dụ như xào rau, rang thịt,...
Tuy nhiên, cách này sẽ khiến tuổi thọ của lớp chống dính không bền. Chưa kể khi rang thịt, phần cháy rất khó loại bỏ. Mọi người thường nhờ đến sự hỗ trợ của búi rửa bằng sắt. Vô tình đã khiến lớp chống dính bị chầy xước.
Ngoài ra 1 số thực phẩm như cà chua cũng làm lớp chống dính dễ dàng bị mòn. Bởi chúng có tính axit cao và khi tiếp xúc với bề mặt chảo sẽ làm hỏng chảo.
Hướng Dương HT