(Tổ Quốc) - Một ngày đẹp trời bạn mở tủ lạnh ra và sững sờ khi thấy đá đi đằng đá, thịt đi đằng thịt thì tủ lạnh nhà bạn có thể đã mắc phải 1 trong 5 nguyên nhân sau.
1. Nút chỉnh nhiệt độ bị sai vị trí
Rất có thể tủ lạnh ngăn dưới không mát đơn giản là do nút chỉnh nhiệt độ thiết lập sai.
Đa số tủ lạnh thường có 2 nút điều chỉnh nhiệt độ như sau:
1.1: Nút chỉnh nhiệt độ tại ngăn mát:
Đây thực sự là nút chỉnh nhiệt độ toàn bộ tủ lạnh, nút chỉnh này có ảnh hưởng luôn đến nhiệt độ của ngăn đá nên đôi khi có người gọi đây là nút chỉnh công suất tủ lạnh.
Dĩ nhiên, nếu tủ lạnh của bạn chứa nhiều thực phẩm thì bạn nên chỉnh nút chỉnh nhiệt độ này tăng lên vì nếu ngăn mát chứa ít đồ nhưng ngăn đá chứa nhiều đồ thì bạn cũng phải chỉnh nút này tăng lên. Nếu không ngăn mát tủ lạnh sẽ không lạnh.
1.2: Nút chỉnh lưu lượng gió tại ngăn đá:
Nút này nếu bị kéo nhiều về phía phải cũng sẽ làm tủ lạnh không lạnh ngăn mát.
Ghi chú khi điều chỉnh nút chỉnh lưu lượng gió:
Một số loại tủ lạnh sẽ không có nút chỉnh lưu lượng gió này. Thông thường nếu nhà bạn có con nhỏ thì hay gặp tình trạng này vì trẻ con thường hay nghịch ngợm. Đặc biệt với các dòng tủ lạnh có bảng điều khiển bên ngoài hoặc dòng tủ lạnh side by side là dễ bị trẻ điều chỉnh sai nhất.
Cách xử lý:
Đây là trường hợp rất đơn giản để xử lý.
Bạn hãy tự điều chỉnh lại theo cách chỉnh nhiệt độ chuẩn nhất. Sau 8-10 tiếng hãy kiểm tra xem còn bị tình trạng tủ lạnh không lạnh ngăn dưới nữa không.
Nếu ngăn mát chứa nhiều thực phẩm, bạn nên chỉnh tăng nút điều nhiệt độ ngăn mát (nút số 1) lên một chút.
2. Chứa quá nhiều thực phẩm khiến tủ lạnh ngăn dưới không mát
Nguyên nhân này rất dễ hiểu và rất dễ khắc phục.
Mỗi tủ lạnh thường được thiết kế với 1 dung tích cụ thể. Nếu bạn chất quá nhiều thực phẩm bên trong sẽ dẫn đến tình trạng không khí lạnh không luân chuyển được.
Và dĩ nhiên điều này sẽ gây ra tình trạng tủ lạnh ngăn mát không lạnh.
Cách xử lý:
Sàng lọc và sắp xếp để giảm bớt những thực phẩm thừa, không cần thiết để “giảm tải” cho ngăn mát tủ lạnh.
Nên kết hợp vệ sinh định kỳ để làm sạch và khử mùi tủ lạnh. Nên sử dụng các hộp đựng thực phẩm để tránh mùi hôi trong tủ lạnh.
Nếu thật sự cần chứa nhiều thức ăn hơn, bạn hãy cân nhắc chọn loại tủ lạnh side by side để chứa nhiều thực phẩm hơn. Với loại tủ lạnh này bạn có thể đủ sức chứa thực phẩm từ 7-10 ngày cho cả gia đình mà không cần đi chợ.
3. Cửa tủ lạnh đóng không kín hoặc ron cao su bị hở
Tủ lạnh làm lạnh được là nhờ nguyên tắc kín hơi để dàn lạnh làm lạnh toàn bộ tủ.
Vì bất kỳ nguyên nhân nào làm cánh tủ bị hở (dù là ngăn đông hay ngăn mát) cũng khiến cho tủ lạnh không lạnh. Cả ngăn mát và ngăn đông đều không lạnh.
– Kiểm tra xem cánh tủ có bị hở không: Đầu tiên bạn hãy kiểm tra cả 2 cánh tủ xem có bị hở hoặc cấn thức ăn nào đó trong tủ lạnh không để tự khắc phục.
– Kiểm tra xem ron tủ có bị hở không:
Bạn hãy chuẩn bị 1 tờ giấy hoặc 1 miếng nylon mỏng (cỡ 1 tờ vé số). Hãy kẹp tờ giấy đó tại vị trí mà bạn “nghi ngờ” ron tủ lạnh bị hở và đóng cánh tủ lạnh lại. Dùng 2 ngón tay kéo nhẹ tờ giấy: nếu thấy chặt thì không sao, nếu thấy nơi nào tờ giấy quá lỏng lẻo => Vị trí đó ron tủ lạnh bị hở.
Cách xử lý:
– Trường hợp nhẹ (ron bị xúc hoặc bị móp méo nhẹ): Bạn kiểm tra và tìm cách tự khắc phục nếu có thể. Nếu lỏng lẻo bạn có thể dùng 1 ít keo để khắc phục tạm thời.
– Trường hợp nặng: Nếu ron đã bị xẹp hoặc bị nứt thì tốt nhất bạn hãy gọi dịch vụ sửa chữa hoặc bảo trì. Tránh cố gắng tự ý dán quá nhiều keo gây hư hỏng viền tủ lạnh. Khi đó từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng.
4. Tủ lạnh bị thiếu gas
Khi tủ lạnh vẫn chạy bình thường nhưng sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân bạn không phát hiện lý do nào cả thì rất có thể tủ lạnh bị thiếu gas.
Khí gas là dẫn chất quan trọng giúp tủ lạnh làm lạnh được.
Cách xử lý:
Trong trường hợp này bạn cần gọi cho dịch vụ sửa chữa hoặc bảo trì vì. Bạn không thể tự thay gas được nếu không phải là thợ chuyên nghiệp và cũng không có dụng cụ để thực hiện. Khi nạp gas bạn hãy nhờ thợ kiểm tra lại hệ thống ống đồng xem có chỗ nào bị rò rỉ gas không để khắc phục luôn.
Tùy dung tích của tủ lạnh, lượng gas được bơm vào cho từng loại sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng giá thay gas (tham khảo) cho từng dung tích tủ lạnh:
Dung tích tủ lạnh (lít) | Giá thay gas |
---|
90 – 160 | 500.000 – 600.000 |
180 – 250 | 1.000.000 – 1.500.000 |
260 – 350 | 1.600.000 – 1.800.000 |
400 – 600 | 2.000.000 – 2.300.000 |
Lớn hơn 600 | 2.500.000 trở lên |
Ghi chú: bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thực tế mỗi tủ lạnh sẽ dùng một loại gas khác nhau, và còn tùy thuộc lượng gas cần bổ sung cho tủ lạnh nhiều hay ít.
Công tắc đèn giúp nhận biết tủ lạnh của bạn có đang hoạt động hay không, nếu mở tủ ra không có đèn sáng thì bạn hãy xem lại dây cắm, các bộ phận kết nối, nếu chúng không có vấn đề gì, có nghĩa đã có trục trặc bên trong, lúc này bạn đừng tự sửa chữa mà hãy gọi thợ đến.
VA