(Tổ Quốc) - Bật mí thêm món "vàng đen" đầu tiên còn cực hiếm và chỉ mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.
1. Nấm Thượng Hoàng: 2,5 triệu/500 gram
Nấm Thượng Hoàng có tên gọi khác là nấm Hoàng Sơn.
Đây là loài nấm hóa gỗ, qua nhiều năm lớp thụ tầng nằm sâu chồng lên lớp thụ tầng năm trước, có hình thù như cái móng màu vàng tươi hoặc màu nâu.
Trong tự nhiên loại nấm này thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.
Loại nấm này có màu vàng thuộc giống nấm quý trong tự nhiên và hiện nay đã được nhân giống nuôi trồng trên diện rộng.
Nấm Thượng Hoàng không phải ngẫu nhiên mà có tên gọi như vậy. Cái tên này được hiểu rằng chúng chính là vua của các loại nấm. Với tác dụng đã được chứng minh là có thể ức chế khối u, điều trị ung thư vượt trội so với các giống nấm dược liệu khác.
Nhưng giá thành của loại nấm này cũng không hề rẻ chút nào trong khi đã được nuôi trồng. Trên thị trường loại nấm này đang được bán với giá 2,5 triệu/500 gram.
2. Hồ tiêu: 50 - 70.000 đồng/kg
Vào thời điểm trước, cây hồ tiêu từng được người Việt Nam ví von như "vàng đen" vì mặt hàng này mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Vào thế kỷ 17, người Pháp đã mang cây hồ tiêu tới Việt Nam và trồng. Cho tới cuối thế kỷ 19 thì cây hồ tiêu được nhân rộng giống và phát triển tại các vùng như Phú Quốc, Hà Tiên (thuộc tỉnh Kiên Giang) và Hòn Chống. Và ở thời điểm hiện tại, cây hồ tiêu là một loại nông sản được trồng ở rất nhiều tỉnh thành tại Việt Nam trải rộng ở cả các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.
Việt Nam cũng là một quốc gia có lượng hồ tiêu xuất khẩu lớn trên thế giới. Trong những năm gần đây người trồng hồ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn khi giá của loại nông sản này thường xuyên bị giảm.
Giá hồ tiêu cũng dao động từ 50 - 70.000 đồng/kg. Với hồ tiêu trồng theo quy trình hữu cơ, giá được các đại lý, nhà thu mua trả cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg.
3. Than đá: 3 - 4.000 đồng/kg
Than đá còn được biết đến với biệt danh “vàng đen”. Đây từng là nguồn nguyên liệu quan trọng được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất năng lượng.
Cacbon là thành phần chính trong than đá. Chính vì thế, nó trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Tuy vậy, khi sử dụng nguyên liệu này có mặt trái là thải ra nhiều khí cacbon điôxít, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguồn nguyên liệu than đá tập trung nhiều ở 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều. Mỗi năm, các khu vực này cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn, đưa Quảng Ninh thành tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam.
Giá than đá chủ lực là than Đèo Nai (loại tốt nhất đang có giá khoảng 3.600 đồng/kg cả phí vận chuyển). Loại than Vàng Danh thì có giá khoảng 3.100 đồng/kg.
4. Nghệ tây (saffron): 300 - 500.000 đồng/gram
Saffron là tên gọi của một loại gia vị được làm từ nhụy nghệ tây. Saffron được đánh giá là “ông vua của các gian bếp” bởi hương vị ngọt có chút hăng nồng và màu cam đỏ đặc trưng mà không một loại gia vị nào khác sánh được. Bên cạnh đó, giá của loại gia vị này cũng ở hàng đắt đỏ nhất thế giới, xét về khối lượng, saffron thậm chí còn đắt hơn cả vàng.
Tại Việt Nam, Sapa là tỉnh đầu tiên và duy nhất trồng được giống nghệ tây quý này. Theo như phong tục, công đoạn ngắt sợi nhụy hoa yêu cầu phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng bởi những người phụ nữ để giữ được màu sắc và chất lượng tốt nhất của saffron.
Saffron được trồng tại Sapa còn khắc phục được nhược điểm mưa nhiều ảnh hưởng chất lượng nhụy hoa bằng cách trồng saffron trong chậu ở nhà kính.
Theo ước tính, trên thị trường nước ta hiện nay, saffron có giá bán từ khoảng 300.000 đồng đến 500.000 đồng/gram.
5. Cà phê chồn: 66 triệu đồng/kg
Cà phê chồn là loại cà phê đặc biệt khi được sản xuất bằng cách thu thập hạt cà phê có lẫn trong phân của con chồn, sau khi loài thú này ăn quả cà phê. Những hạt cà phê không tiêu hóa được lên men khi đi qua ruột của con chồn tạo nên một hương vị ngọt ngào độc đáo khi rang, ủ.
Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được cà phê chồn như Indonesia, Philippines, Ethiopia và Việt Nam... với số lượng rất hạn chế. Ở Việt Nam, cà phê chồn được sản xuất tại Tây Nguyên, với sản lượng một năm khoảng 200kg.
Cà phê chồn Việt Nam xếp vào hạng đắt nhất thế giới. Đơn giá của loại cafe này là 66 triệu đồng/kg.
K.T