(Tổ Quốc) - Gan tốt hay không, chỉ cần nhìn tay là có thể biết được. 4 dấu hiệu bệnh gan ở bàn tay được lộ rõ như sau.
Gan là một cơ quan rất đặc biệt của cơ thể. Tuổi thọ của chúng có thể lên tới 70 năm hoặc lâu hơn, đây cũng là cơ quan duy nhất trong cơ thể con người không cảm thấy đau. Nếu gan bị tổn thương, nó sẽ âm thầm chịu đựng và tự sửa chữa, một khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng.
Thực ra, để nhận ra dấu hiệu các bệnh lý của gan không khó. Ngoài việc đi khám sức khỏe định kỳ, chúng ta còn có thể quan sát 4 dấu hiệu ở bàn tay. Bởi các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều phản hồi xúc giác và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì vậy, tình trạng sức khoẻ của con người có liên hệ mật thiết với hai bàn tay.
Gan tốt hay không, chỉ cần nhìn tay là có thể biết được. Bạn có thể tự phát hiện bệnh ung thư gan tại nhà nếu quan sát 4 dấu hiệu sau ở tay:
1. Da và móng tay có màu vàng
Ở người khoẻ mạnh, da bàn tay sẽ khá sáng bóng, hồng hào. Nhưng khi chức năng gan bị suy giảm, lúc này bilirubin trong máu sẽ tăng cao, da và móng tay của chúng ta sẽ có màu vàng.
Nếu đi kèm với triệu chứng sụt cân, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng, đau, đi ngoài phân trắng/bạc màu... thì bạn nên đi khám ung thư gan khẩn cấp.
2. Hình dạng móng biến dạng
Khi gan tích tụ độc tố thì móng tay sẽ biến đổi. Nếu bỗng dưng móng tay của bạn chuyển sang màu trắng bạc, hình dạng móng biến dạng, bị lồi lõm, gợn sóng hoặc có đường vân dọc theo móng tay, hoặc móng tay dễ gãy thì rất có thể bạn đang mắc bệnh gan. Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy móng tay, lưỡi và mắt của bạn cũng màu vàng, điều đó cũng có nghĩa là gan của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, hoặc thậm chí là đã tiến triển đến giai đoạn ung thư.
3. Lòng bàn tay nổi ban đỏ
Nếu gần đây lòng bàn tay trở nên đỏ ửng hoặc thậm chí nổi ban đỏ thì bạn phải cẩn thận, bởi đó là dấu hiệu của căn bệnh ung thư gan.
Khi gan xuất hiện khối u ác tính, nhiều người sẽ có các triệu chứng như các nốt ban sẽ nổi chi chít trên lòng bàn tay. Những nốt ban này sẽ biến mất khi bạn ấn mạnh xuống, da tay tái nhợt đi và chúng lại xuất hiện sau khi ngừng ấn. Nếu có những biểu hiện bất thường như vậy, bạn cần đi khám và bắt đầu điều trị ung thư gan để bệnh không tiến triển quá nhanh.
4. Nốt ruồi nhện xuất hiện
Theo bác sĩ Fang Jian của bệnh viện Nhân dân Hoa Đô, Quảng Châu (Trung Quốc), bệnh nhân ung thư gan thường xuất hiện nốt ruồi nhện trên da, đó được gọi là sao mạch. Sao mạch thường xuất hiện ở mặt, cổ, bàn tay và ngực… bệnh nhân, nơi dày đặc các mao mạch. Sự hình thành sao mạch là do sự gia tăng nồng độ estrogen trong máu.
Dù sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể là điều bình thường với nhiều chị em phụ nữ nhưng cũng nên cẩn thận bởi 80% người xuất hiện sao mạch có nguy cơ tổn thương gan hoặc là ung thư gan.
Gan "sợ" nhất bạn làm 3 việc này
1. Thích uống rượu
Nồng độ cồn trong rượu rất dễ làm tổn thương gan, gây viêm gan, nặng hơn thì có thể gây bệnh ung thư gan.
2. Uống thuốc bừa bãi
Gan là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Một trong những chức năng quan trọng của gan là giải độc, trong đó có chuyển hóa thuốc thành chất không độc. Nếu thường xuyên phải xử lý thuốc, gan có thể bị quá tải khiến nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan.
3. Thức khuya trong thời gian dài
Sau một ngày làm việc, lá gan của chúng ta bước vào trạng thái kiệt quệ. Trong khoảng 11-3 giờ sáng là thời gian để gan tự thải độc. Nếu bạn vẫn thức vào thời điểm này thì gan sẽ không có đủ năng lượng để tự sửa chữa, lâu ngày sẽ gây tổn thương gan.
Những ai nên tầm soát ung thư gan định kỳ?
- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, đặc biệt xơ gan, ung thư gan.
- Người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C mãn tính nên tầm soát ung thư gan định kỳ.
- Người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Người mắc bệnh tiểu đường và thừa cân, béo phì.
- Người gặp stress, căng thẳng kéo dài.
Đậu Đậu