(Tổ Quốc) - Những hiểu lầm cơ bản về bảo hiểm có thể khiến bạn mua sai hoặc lỡ một cách bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống.
Người ta nói rằng có nhiều lỗ hổng bảo hiểm, nếu không cẩn thận rất dễ mắc lừa. Nhưng trên thực tế, nhiều vấn đề hoàn toàn có thể tránh được. Những vấn đề phổ biến nhất mà mọi người gặp phải, và những sai lầm mà người bình thường hay mắc phải trong quá trình mua bảo hiểm hy vọng bạn sẽ đọc nó một cách kiên nhẫn để rút ra kinh nghiệm.
Để giúp bạn lựa chọn mua bảo hiểm tốt trong tương lai mà không dễ bị người khác lừa thì hãy hình thành suy nghĩ và ý kiến của riêng mình.
Hiểu lầm số 1: Hoặc là không tin tưởng để mua - hai là mua quá nhiều
Những người không bao giờ mua bao hiểm luôn nghĩ rằng công ty bảo hiểm là kẻ dối trá. Yêu cầu bồi thường khổ hơn lên trời. Biết rằng các công ty bảo hiểm được cấp phép sẽ có quy định về bảo hiểm chặt chẽ. Nếu có tranh chấp trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thì chính bản thân bảo hiểm không phải là thứ có lỗi.
Nhưng có một vấn đề trong đó mà bạn cần làm rõ. Ví dụ để theo đuổi hiệu suất, nhiều nhân viên bán bảo hiểm thiếu trách nhiệm sẽ cố tình phóng đại khi giới thiệu sản phẩm. Lúc này, chúng ta cần có một khả năng phân biệt nhất định. Khi xem xét hợp đồng, hãy tập trung vào ba phần: Trách nhiệm của người bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, phần thông tin lý giải đi kèm. Hiểu những điều này thì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ được đảm bảo.
Nếu do sơ suất của bản thân, việc khiếu nại không suôn sẻ thì việc gọi công ty bảo hiểm là kẻ nói dối sẽ không khách quan. Ngoài ra còn có một nhóm người có suy nghĩ rằng bảo hiểm là toàn năng. Sau đó, họ mua hàng tá bảo hiểm cho bạn thân và gia đình. Chỉ riêng phí bảo hiểm đã chiếm một nửa thu nhập hàng năm. Điều này là tốt về mặt bạn nhận thức rủi ro và nguy hiểm có thể xảy đến bất chợt trong cuộc sống. Nhưng phí bảo hiểm hàng năm tốt nhất không nên vượt quá 10% thu nhập hàng năm của gia đình. Không nên để bảo hiểm ảnh hưởng đến mức sống của gia đình bạn.
Hiểu lầm 2: Chỉ mua sản phẩm của các công ty lớn, sợ rằng các công ty nhỏ chưa từng nghe tên sẽ làm ăn thất bát
Mỗi lần tôi nhìn thấy một câu hỏi như thế này, nó sẽ khiến tôi đau đầu. Những công ty lớn trong mắt nhiều người sẽ không gặp bất cứ rủi ro nào cả, và không bao giờ phải đóng cửa? Không có sự khác biệt lớn hay nhỏ giữa các công ty bảo hiểm. Bởi đến ngưỡng thành lập công ty bảo hiểm thì đã phải vượt qua các điều kiện khắt khe. Và quá trình phê duyệt cực kỳ phức tạp, với hàng trăm công ty xếp hàng để nhận được giấy phép kinh doanh về bảo hiểm.
Ngay cả khi công ty bảo hiểm đó hoạt động không tốt thì Theo điều 74 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì nếu như 1 doanh nghiệp bảo hiểm phá sản sẽ có 1 doanh nghiệp bảo hiểm khác nhận số hợp đồng này về. Đặc biệt là phải giữ nguyên quyền lợi và nghĩa vụ cho đến khi hết thời hạn bảo hiểm.
Trong trường hợp không có doanh nghiệp bảo hiểm nào đứng ra nhận thì Bộ Tài chính sẽ phân phối một doanh nghiệp bảo hiểm khác để nhận. Trong trường hợp cuối cùng dù đã được chỉ định vẫn không có doanh nghiệp bảo hiểm nào chịu nhận thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được mang ra để chi trả.
Bạn không phải quá lo lắng về việc công ty bảo hiểm sẽ phá sản.
Hiểu lầm 3: Mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho người già, bảo hiểm nhân thọ cho trẻ con
Nếu bạn là người không quá quan trọng tới chi phí bảo hiểm thì vẫn nên nhớ đừng bao giờ mua bảo hiểm hiểm nghèo cho người già. Bởi số bệnh tật của người già sẽ tăng theo tuổi tác. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trên thị trường hiện nay nhìn chung sẽ giới hạn tuổi tác, có thể tới 50 hoặc 60 tuổi. Và phí đóng bảo hiểm rất đắt, khả năng bị từ chối khi tuổi tác cao cũng rất lớn. Nếu không may bạn còn gặp tình trạng "phí bảo hiểm lộn ngược" tức là phí bảo hiểm được trả bằng với số tiền bảo hiểm cơ bản.
Mặt khác, mua bảo hiểm nhân thọ cho con cũng là lựa chọn không sáng suốt. Bạn có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động chính trong nhà, đính kèm con. Còn với con có thể mua bảo hiểm tri thức để đồng hành trong việc học tập của con.
Hiểu lầm 4: Mua bảo hiểm để thu được lợi nhuận
Bảo hiểm được sinh ra với mục đích là phòng trừ rủi ro. Sau đó mới là quản lý tài chính giúp bạn. Nếu bạn mua bảo hiểm để "làm giàu" tốt hơn hết hãy loại bỏ suy nghĩ này càng sớm càng tốt. Sản phẩm bảo hiểm quản lý tài sản chỉ nên được sử dụng như một công cụ tiết kiệm mang tính ổn định. Vì nó có lãi suất thấp, tính thanh khoản kém, nếu so sánh thì còn không nhanh bằng lạm phát. Vì vậy những ai biết một chút về đầu tư, quản lý tài chính thì sẽ biết rằng có nhiều lựa chọn tốt hơn bảo hiểm rất nhiều.
Theo 360doc
Hồng Nhung