3 sai lầm lớn nhất khiến việc nuôi nấm sữa Kefir của bạn thất bại, điều thứ 2 hầu như ai cũng gặp phải

(Tổ Quốc) - Khi nuôi nấm sữa Kefir tại nhà, nhiều chị em gặp phải trường hợp bị tách nước hoặc mùi chua, vị gas quá gắt. Điều này có thể do những sai lầm sau đây.

Càng ngày nhiều người càng nhận ra tác dụng thần kỳ của nấm sữa Kefir. Tuy nhiên, khi muốn tự nuôi nấm sữa Kefir tại nhà thì gặp nhiều trở ngại. Không có gì bất ngờ khi hầu hết sai lầm trong việc nuôi Kefir tại nhà đều liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Phức tạp hơn khi làm sữa chua thông thường một chút, nhưng bạn sẽ tránh được thất bại khi nắm vững những lưu ý sau đây.

3 sai lầm thường gặp khi nuôi nấm sữa Kefir 

1. Tỷ lệ không đúng

Nấm sữa Kefir là dạng men sống, chúng có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều. Bởi vậy, khi được cho ăn thường xuyên, chúng sẽ phát triển "thần tốc". Phần lớn, nhiều người mới học nuôi nấm sữa sẽ áp dụng tỷ lệ sữa và hạt Kefir gốc đọc được ở đâu đó. Tuy nhiên, tỷ lệ sữa và nấm sữa cái chênh lệch sẽ khiến hũ nấm bị tách nước hoặc mốc hẳn.

Chẳng hạn, với 3-4 thìa men nấm sữa thì cần khoảng 500ml sữa. Và quá trình này cần theo dõi thường xuyên. Nếu lượng Kefir nở nhanh và cần "ăn" nhiều hơn để lớn thì bạn cần bổ sung thêm sữa.

Nếu không, hũ Kefir của bạn có thể lên men nhanh, chua gắt hoặc mùi ga quá mạnh.

2. Không quan tâm nhiệt độ xung quanh

Tất cả sinh vật phát triển tốt đều nhờ đến nhiệt độ môi trường hợp lý. Nấm sữa Kefir cũng vậy. Bất kỳ một công thức nuôi nấm sữa nào cũng cần đến nhiệt độ môi trường xung quanh ổn định, phù hợp với loại nấm sữa lên men ấy.

Chỉ cần sai lệch thấp hơn hoặc cao hơn cũng đều ảnh hưởng đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn, vào mùa hè khi thời tiết nóng nực thì Kefir nhanh lên men và có vị chua hơn là mùa đông lạnh giá. Cho nên, vào mùa hè, bạn có thể để hũ Kefir của mình lên men trong ngăn mát.

3. Quên không khuấy

Trong quá trình lên men, Kefir thường nổi lên trên. Một phần sẽ tiếp xúc với không khí, khô đi và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nấm sữa sau này. Chẳng hạn như phần trên thì không đủ vị, phần dưới thì chua quá. Và đương nhiên là những phần khô này sẽ dễ sinh nấm mốc hại đến sức khỏe.

Cho nên, cần khuấy hoặc lắc đều hũ nấm sữa Kefir định kỳ để đảm bảo con nấm được no sữa thường xuyên. Khi làm như vậy, bạn sẽ giữ được các hạt Kefit nở đều, mịn và trắng muốt như nhau.

Nắm vững 3 lưu ý trên thì nấm sữa Kefir của bạn sẽ có chất lượng tuyệt hảo. Và khi hũ nấm sữa Kefir mới đến kì thu hoạch thì bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng cho sức khỏe. Chẳng hạn như món sinh tố Kefir bơ.

3 sai lầm lớn nhất khiến việc nuôi nấm sữa Kefir của bạn thất bại, điều thứ 2 hầu như ai cũng gặp phải - Ảnh 1.

Cách làm sinh tố bơ Kefir

1

Chuẩn bị nguyên liệu

Được làm từ những nguyên liệu siêu lành mạnh và bổ dưỡng, sinh tố Kefir bơ có thể thực sự chạm được đến trái tim của bất kỳ ai đang cần "refresh" bản thân mình. 

3 sai lầm lớn nhất khiến việc nuôi nấm sữa Kefir của bạn thất bại, điều thứ 2 hầu như ai cũng gặp phải - Ảnh 3.

Trong công thức sinh tố bơ Kefir, nấm sữa Kefir và thịt bơ là 2 nguyên liệu quan trọng không thể thiếu. Tiếp đó bạn cần nước chanh tươi, tỏi, rau mùi tươi, mùi tây tươi, muối hoặc muối hồng. Lưu ý, sinh tố này "xanh hóa" nên có sử dụng tỏi, chỉ khoảng 1/3 tép tỏi. Nhưng nếu bạn không thích có thể bỏ qua. 

2

Thực hiện sinh tố

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào máy xay sinh tố. Chúng bao gồm: thịt quả bơ, nấm sữa Kefir, nước chanh tươi, một xíu rau mùi ta hoặc mùi tây tươi, một chút muối hồng, đá viên. Xay đến nhuyễn mịn.

3 sai lầm lớn nhất khiến việc nuôi nấm sữa Kefir của bạn thất bại, điều thứ 2 hầu như ai cũng gặp phải - Ảnh 5.

Đổ ra ly và thưởng thức.

Sinh tố bơ Kefir thực sự là một thức uống tốt lành cho cơ thể. Không chỉ giúp cung cấp vitamin và collagen chống lão hóa cơ thể, món sinh tố này còn giúp bạn tăng sức đề kháng mỗi ngày.

Chúc bạn thành công với cách làm sinh tố bơ Kefir này nhé!

Kỳ Vân Dương

Tin mới