3 món rau củ quen thuộc nhưng hại lá gan nghiêm trọng nhất, riêng loại thứ nhất có nhiều người Việt đang ăn mỗi ngày

(Tổ Quốc) - Rau củ tưởng chừng là loại thực phẩm lành mạnh nhất nhưng tiêu thụ sai cách có thể biến chúng trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Dù là cơ quan giữ rất nhiều chức năng quan trọng nhưng gan lại được mệnh danh là “cơ quan mỏng manh nhất của cơ thể con người”, nó rất dễ chịu tổn thương bởi rượu, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống sai lầm...

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh gan đang gia tăng trên toàn cầu. Tại Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người được xác định mắc bệnh viêm gan B mạn tính, 13.000 người mắc xơ gan mất bù, khoảng 6.000 người mắc bệnh ung thư gan...

Một trong những nguyên nhân làm tổn thương gan nhiều nhất đó là do thói quen sinh hoạt và ăn uống kém khoa học. Tờ Aboluowang (Trung Quốc) lấy ví dụ về một người đàn ông họ Trần, 34 tuổi, phát hiện bị xơ gan thời gian gần đây. Dù không uống rượu và hút thuốc nhưng anh Trần vẫn mắc bệnh gan vì ăn quá nhiều dưa cải muối chua.

20210129070113525.jpg

Bác sĩ cho biết rau cải là một loại rau tốt cho sức khỏe. Thế nhưng khi được ướp muối, lượng nitrat cao trong rau cải có thể chuyển hóa thành nitrit. Khi đi vào cơ thể, nitrit có thể phản ứng và tạo thành chất nitrosamine gây tổn thương gan và gây ung thư mạnh.

Điều đáng chú ý là hàm lượng nitrit trong dưa muối đạt đến đỉnh điểm trong khoảng 1 tuần và giảm dần trong khoảng 14 ngày, nếu quá trình muối chua không chuẩn thì hàm lượng này sẽ còn cao hơn.

20210129070116733.jpg

Ngoài ra, sử dụng nhiều các món ăn ướp muối như dưa cải chua có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Từ đó, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Ngoài dưa muối, còn có 2 loại rau củ dễ hại gan nhất, đó là:

1. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày

Mộc nhĩ chứa rất nhiều protein, cellulose... bản thân nó không có độc tố. Nhưng nếu được ngâm trong thời gian quá dài, mộc nhĩ có thể sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần hoặc được nấu chín ở 100 độ C, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Đáng nói, aflatoxin là một loại độc tố gây hại cho gan, chỉ cần tiêu thụ 1mg đã đủ để gây ung thư gan cho người.

20210129070117387.jpg

2. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có chứa độc tố solanin có thể gây ngộ độc cho người ăn, trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong. Đáng nói, gan là là cơ quan thải độc và giải độc chính của cơ the, sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể thì tổn thương gan là lớn nhất, thậm chí có thể gây ung thư gan.

20210129070121290.jpg

Cách để bảo vệ sức khỏe của gan là hình thành 3 thói quen sống sau

1. Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn

1h-3h sáng là khoảng thời gian gan đang thực hiện chức năng tự sửa chữa. Nếu lúc này bạn chìm vào giấc ngủ ngon thì gan sẽ dự trữ nhiều máu hơn để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Ngược lại, một người thức quá khuya sẽ cản trở mọi hoạt động của gan, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

2. Tăng cường uống nước

Đủ nước là nền tảng của sức khỏe gan, cũng có tác dụng thúc đẩy nhất định quá trình trao đổi chất và giải độc của gan. Ngoài ra, bổ sung các thành phần có lợi cho gan vào nước sẽ có tác dụng tốt hơn.

20210129070124477.jpg

2. Kiên trì tập thể dục

Kiên trì tập thể dục 3-4 lần một tuần sẽ rất có ích cho sức khỏe của gan. Những người kiên trì tập thể dục có khả năng trao đổi chất mạnh hơn, chất độc trong cơ thể được đào thải ra ngoài nhanh hơn, quá trình phân hủy và tiêu thụ lipid sẽ nhanh hơn, khả năng bị tổn thương gan cũng thấp hơn.

Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách tốt để tăng cường khả năng chống lại các chất độc hại của gan, kiên trì tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan.

(T/h)

Đâu Đậu

Tin mới