3 điều bất thường sau bữa ăn cho thấy đường huyết của bạn đang cao quá mức, hãy ghi nhớ "3 TRÁNH - 2 LÀM" để cứu mình

(Tổ Quốc) - Ngoài việc tự kiểm tra lượng đường trong máu bằng công cụ chuyên dụng, bệnh nhân đường huyết cao có thể nhận ra dấu hiệu của bệnh thông qua những điểm bất thường này sau mỗi bữa ăn.

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose có trong máu tăng quá cao so với mức bình thường. Nếu tình trạng này không diễn ra thường xuyên thì bạn không cần lo lắng quá nhiều về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu luôn tăng cao bất thường, đó là thời điểm bạn cần cảnh giác với nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường.

Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát tốt, theo thời gian, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể và gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy thận, tổn thương mắt và tổn thương hệ thần kinh.

1.jpeg

Theo các nghiên cứu, ngoài việc tự kiểm tra lượng đường trong máu bằng công cụ chuyên dụng, bệnh nhân đường huyết cao có thể nhận ra dấu hiệu của bệnh thông qua những điểm bất thường này sau mỗi bữa ăn.

3 dấu hiệu bất thường sau bữa ăn cho thấy đường huyết cao

1. Khát nước

Nếu lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể chúng ta sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Điều đó khiến cơ thể thiếu hụt nước, biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng khát nước, nhất là sau bữa ăn sẽ càng nhận thấy rõ hơn.

2. Buồn ngủ

Sau khi ăn, một lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Điều này làm giảm số lượng máu vận chuyển đến não bộ và các cơ quan khác, gây nên hiện tượng buồn ngủ và mệt mỏi. Hơn nữa, khi lượng đường trong máu tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ.

Ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.

2.jpeg

Khi lượng đường trong máu tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ.

3. Thường xuyên thấy đói

Nếu trong bữa ăn, cơ thể đã hấp thụ rất nhiều thực phẩm nhưng vẫn có cảm giác đói thì đó là biểu hiện của tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Bởi lúc này chức năng trao đổi chất đã bị rối loạn, thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được hấp thụ sẽ dẫn đến tình trạng này.

Nguyên tắc “3 tránh – 2 làm” để kiểm soát lượng đường trong máu

3 tránh

1. Tránh ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống phản khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gia tăng lượng đường trong máu. Chẳng hạn như thói quen ăn quá nhiều, ăn quá no, ăn không đủ 3 bữa/ngày, tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo có thể dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây bệnh béo phì và gia tăng đường huyết trong máu.

2. Tránh thói quen xấu

Những thói quen sinh hoạt không tốt có thể gia tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên… Không những làm suy giảm khả năng miễn dịch, chúng còn khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng như bình thường. Lúc này lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích lũy trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao, từ đó gây bệnh tiểu đường.

3.jpeg

3. Tránh thiếu ngủ

Một giấc ngủ chất lượng, kéo dài từ 7 – 8 tiếng giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim… 

Ngược lại, thường xuyên thiếu ngủ có thể phá hủy khả năng miễn dịch, dẫn đến cơ thể không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Đồng thời, chúng làm suy yếu chức năng của insulin, suy giảm quá trình tiết ra các hormone có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, ảnh hưởng hoạt động chuyển hóa glucose, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

2 làm

1. Hãy uống trà xanh

Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh vì trà xanh có chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc, uống trà khi đói bụng.

4.jpeg

Việc chia nhỏ bữa ăn khiến hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn.

2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Mỗi ngày, thay vì ăn đầy đủ 3 bữa chính thì bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít hơn trong mỗi bữa. Việc chia nhỏ bữa ăn khiến hàm lượng carbohydrate đi vào hệ thống tuần hoàn với số lượng nhỏ, do đó đường dao động trong biên độ của máu sẽ nhỏ hơn. Từ đó có lợi trong việc ổn định đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng cao quá mức.

Đậu Đậu

Tin mới