(Tổ Quốc) - Người đàn ông bị sa thải vào thứ sáu tuần trước với sự ngỡ ngàng của rất nhiều người. Tính đến thời điểm bị cho thôi việc, ông đã làm việc tại công ty được… 24 năm.
Tìm cách khai gian trình độ học vấn, làm giả bằng cấp có lẽ là mặt tối đáng thất vọng nhất của các ứng viên trong quá trình đi xin việc.
Dù có người trót lọt qua mặt được bộ phận tuyển dụng để chễm chệ ngồi vào vị trí vốn không phù hợp với mình trong công ty, thì bản chất không đủ năng lực, hoặc xui xẻo bị phát hiện là “đồ kém chất lượng”, sớm muộn cũng bị đuổi việc.
Người đàn ông Nhật Bản 48 tuổi trong câu chuyện dưới đây vừa lĩnh phải cái kết tương tự. Khi biết rõ đầu đuôi sự việc, tin chắc không ai là không bất ngờ.
Cụ thể, người đàn ông này đã bắt đầu làm việc trong một văn phòng công ty cấp nước ở thành phố Kobe (Nhật Bản) từ năm 1996. Ấy vậy mà vào tháng 3 vừa qua, một bức thư nặc danh gửi đến chính quyền thành phố cho biết ông đã khai gian trình độ học vấn.
Một cuộc kiểm tra đã được thực hiện ngay sau đó và kết quả là ông bị sa thải vào thứ sáu tuần trước với sự ngỡ ngàng của rất nhiều người. Tính đến thời điểm bị cho thôi việc, ông đã làm việc tại công ty được… 24 năm.
Ông đã khai gian trình độ học vấn cao hơn năng lực thực sự của bản thân hay sao? - đây dường như là câu hỏi của rất nhiều người khi biết đến vụ việc. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược.
Được biết, vị trí mà người đàn ông này làm việc khi được tuyển dụng vào năm 1996 đã đưa ra yêu cầu chỉ nhận các ứng viên có trình độ học vấn không vượt quá tốt nghiệp cấp 3. Trong khi đó, thực tế, khi ứng tuyển và nhận việc ông ấy đã có bằng đại học.
Nghe có vẻ “ngược ngược”, bởi dù khai gian học vấn nhưng rõ ràng trình độ của ông ấy cao hơn mức yêu cầu và vẫn đảm bảo làm tốt công việc trong suốt 24 năm qua. Lý do gì lại bị sa thải sau hơn 2 thập kỷ cống hiến?
Câu trả lời theo góc nhìn của người Nhật dưới đây sẽ khiến bạn thán phục:
Quan điểm của các nhà tuyển dụng Nhật Bản cho rằng, trình độ giáo dục thường là tài sản “càng cao càng tốt” của người lao động. Tuy nhiên, khi đi xin việc, phải ứng tuyển vị trí phù hợp đúng với năng lực của mình.
Ở trường hợp trên, sự hiện diện của giới hạn “chỉ tuyển người có trình độ tốt nghiệp cấp 3 trở xuống” cho thấy công việc đó được dành riêng để giúp những người có trình độ học vấn thấp có cơ hội mang thu nhập ổn định.
Cho nên, khi người đàn ông trên cầm tấm bằng đại học, ngồi vào vị trí có yêu cầu trình độ thấp hơn mình thì đã vô tình “cướp mất” cơ hội của những ứng viên khác vốn đã ít đặc quyền hơn vì không có điều kiện (hoặc vì lý do gì đó) không được học đại học.
Thời buổi cạnh tranh, một người học cao, năng lực tốt lại đi tranh suất vốn dành riêng cho những người học không cao, đó là không công bằng!
Old Fashioned