10 thói quen tưởng vô hại nhưng thực ra rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên sửa ngay

(Tổ Quốc) - Ngay từ nhỏ, sức khỏe của trẻ đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thói quen mà cha mẹ làm với chúng.

Ai sinh con ra cũng mong con mình lớn lên khỏe mạnh, thông minh, xinh đẹp, đáng yêu. Tuy nhiên, có một số thói quen tưởng vô hại nhưng thật ra lại rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ mà đôi khi cha mẹ thờ ơ.

1. Trẻ bị bẹp đầu

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 1.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa kỳ thì cứ 3 em bé sẽ có 1 em bé bị hội chứng đầu phẳng, hay còn gọi là hộp sọ bất đối xứng. Các nhà nghiên cứu ở Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết tình trạng này không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, mà trong một số trường hợp, nó còn có thể gây ra sự chậm phát triển trí tuệ vì vị trí của xương sọ bị sai.

Để tránh điều này, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí đầu của em bé trong khi ngủ. Còn khi bé thức chơi thì hãy dành thời gian cho bé nằm sấp. Khi bé được 6 tháng tuổi thì hộp sọ mới ổn định, không dễ bị bẹp.

2. Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 2.

Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi trẻ phải trải qua một cuộc vượt cạn đầy khó khăn hoặc tư thế của bé trong bụng mẹ không đúng. Tình trạng này thường không gây đau đớn cho bé, nhưng có thể khiến đầu của bé nghiêng sang một bên, gây mất cân xứng.

Không khó để nhận ra hiện tượng này, bởi vì bé chỉ thích quay đầu sang một bên. Và để khắc phục vấn đề này, cha mẹ chỉ cần cho bé nằm sấp nhiều lần thì sẽ kích thích bé ngẩng đầu và quay qua quay lại nhìn ngó xung quanh.

3. Tư thế ngồi chữ W

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 3.

Hầu như đứa trẻ nào cũng thích ngồi ở tư thế này. Tuy nhiên, các bác sĩ nói rằng tư thế này không tốt cho sức khỏe của bé. Bởi ngồi ở tư thế chữ W thì phần thân trên được cố định. Vì vậy, nó không cho phép bé xoay qua phải hoặc qua trái để lấy đồ chơi trong khi sự dịch chuyển là cần thiết để trẻ học cách giữ thăng bằng.

Bên cạnh đó, tư thế ngồi chữ W còn có thể gây ra sự dịch chuyển khớp, nhất là với những bé có tiền sử mắc các vấn đề về trương lực cơ và chứng loạn sản khớp.

Cha mẹ không cần phải lo lắng nếu con chỉ ngồi tư thế chữ W này một chút trong khi chuyển đổi từ tư thế ngồi này sang tư thế ngồi khác. Tuy nhiên, nếu đó là cách ngồi yêu thích của trẻ thì cha mẹ nên thử và khuyến khích con ngồi ở các tư thế khác nhau như khoanh tròn chân hoặc chân duỗi chân co…

4. Đi nhón chân

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 4.

Đôi khi, trẻ thích di chuyển trên những ngón chân như những vũ công ba lê nhỏ. Nhưng nó chỉ được chấp nhận ở mức thỉnh thoảng. Còn nếu trẻ thường xuyên đi như vậy thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bởi đi nhón chân có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé có vấn đề nghiêm trọng.

5. Nghiến răng khi ngủ

Một số người tin rằng nghiến răng khi ngủ là do sán dây gây ra. Song các bác sĩ thì nói rằng đó là bệnh bruxism ở trẻ em và nó được gây ra bởi 2 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất là do tâm lý: căng thẳng và lo lắng. Thông thường, một đứa trẻ sẽ nghiến răng vào ban đêm sau một ngày học, chơi với các sự kiện căng thẳng như tranh luận với bạn bè, làm bài kiểm tra…

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 5.

Còn nguyên nhân thứ 2 là do sự khác biệt giữa kích thước của hàm răng trên và hàm răng dưới hoặc giữa kích thước hàm và răng. Song vì lý do gì đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn nên cho trẻ đi gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng.

6. Không giao tiếp bằng mắt

Có một số cha mẹ cho rằng con không giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Nhưng thực ra, để kết luận trẻ có bị tự kỷ hay không, các bác sĩ cần phải dựa vào rất nhiều triệu chứng, chẳng hạn như ngoài thiếu giao tiếp bằng mắt, trẻ còn có vấn đề về lời nói, khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu và không chỉ vào các đối tượng.

Do đó, khi thấy con không nhìn vào mắt, cha mẹ cũng đừng nên lo lắng quá, vì mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, một số bé phát triển nhanh, có bé phát triển chậm.

7. Cầm điện thoại hoặc máy tính bảng trong khi nằm chơi

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 7.

Cho trẻ chơi hoặc xem điện thoại, máy tính bảng là điều mà tất cả các cha mẹ không nên làm. Nhưng ở đây, các bác sĩ đang nói đến mức độ nguy hiểm khi trẻ nằm ngửa và cầm điện thoại, IPad chơi.

Một chiếc điện thoại thông minh nặng khoảng 200 gram, và một máy tính bảng nặng khoảng 500 gram. Khối lượng này tuy không nặng đối với người lớn, nhưng lại nặng đối với trẻ nhỏ. Do vậy, khi con bạn đang nằm và cầm điện thoại hoặc máy tính bảng ngay trên mặt, nguy cơ trẻ làm rơi nó là khá cao. Và hậu quả của việc đánh rơi này đôi khi là bầm tím, sưng to, thậm chí là gãy xương mũi, mặt vì xương của những đứa trẻ nhỏ hơn 5 tuổi khá mềm.

Chưa kể trong thời gian gần đây, những tai nạn kiểu này xảy ra rất thường xuyên đến mức chúng đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách các thương tích phổ biến nhất trên thế giới.

8. Chơi bóng bay

Trẻ em rất thích chơi bóng bay, nhất là những quả bóng nhiều màu sắc sặc sỡ, hình thù các con vật đáng yêu. Nhưng theo Mariann M. Manno, một giáo sư đồng thời là một bác sĩ giảng dạy tại trường Đại học y ở Massachusetts (Mỹ), thì sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ cho bong bóng vào miệng. Khi một quả bóng nổ tung, các mảnh của quả bóng có thể chui vào trong cổ họng và chặn hoàn toàn đường thở của bé.

9. Các loại chăn và đồ chơi mềm

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 9.

Ai cũng muốn trang hoàng giường và phòng cho con thiệt là đẹp và ấm cúng với những bộ mền gối, đồ chơi nhỏ xinh dễ thương ở xung quanh. Song, các cha mẹ nên biết rằng những thứ nhìn những tưởng an toàn đó lại mang nguy cơ nghẹt thở đến cho trẻ bất cứ lúc nào.

Bác sĩ đa khoa Rachel Y Moon làm việc tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa kỳ đã chứng minh trong một nghiên cứu rằng sự hiện diện của những thứ mềm, như gối, chăn, đồ chơi mềm làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ lên gấp 5 lần. Một đứa trẻ nhỏ không thể lấy một vật ra khỏi mặt khi chúng bị ngạt thở. Vì vậy, tốt nhất, cha mẹ không nên cho con mình sử dụng.

Nếu sợ con bị lạnh, cha mẹ hãy sắm cho con một cái túi ngủ vừa vặn với con là đủ.

10. Ghế ngồi ô tô gây dị ứng

Muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu tâm 10 hành động đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con - Ảnh 10.

Có một loại bệnh mang tên viêm da ghế ngồi. Đó là khi trẻ bị phát ban đỏ ở vùng da hở ở phía sau chân, khuỷu tay và đầu bé. Chúng xuất hiện thường xuyên, và khiến trẻ bị mẩn ngứa. Bệnh viêm da này xảy ra khi thời tiết ấm áp, sau khi da bé tiếp xúc với ni lông hoặc các vật liệu tương tự như ghế xe ô tô.

Các bác sĩ nói rằng phản ứng dị ứng sẽ xảy ra khi chất bọc ngoài ghế ngồi xe ô tô được làm từ ni lông hoặc chất chống cháy. Cho nên, sau khi mua ghế ngồi ô tô cho bé, cha mẹ nên đặt thêm một lớp vải cotton trải lên trên để da bé không tiếp xúc với ni lông gây dị ứng.

Nguồn: B.S

H.H

Tin mới