10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính

(Tổ Quốc) - Đâu chỉ mỗi chuyện hỏi lương là sai trái, 10 điều dưới đây nếu nói ra sẽ đẩy người khác vào thế khó xử. Vì vậy, hãy nằm lòng quy tắc giao tiếp thanh lịch để dẫu nghèo hay giàu thì bạn vẫn được đồng nghiệp nể trọng.

1. Đừng bình luận về tài sản và cách một ai đó tiêu tiền

Sẽ thật là thô lỗ nếu bạn chỉ chăm chăm thảo luận về việc một ai đó tiêu tiền như thế nào. Hay giả sử lúc bạn rủ một cô đồng nghiệp đi du lịch, người ấy từ chối và bạn kêu than "Nhưng lương của cậu nhiều hơn mình mà!". Điều ấy sẽ chẳng thay đổi quyết định của họ đâu mà chắc chắn khiến họ có ác cảm với bạn nhiều hơn đấy! Thậm chí, ngay cả khi hai người rất thân, hãy cố gắng đừng can thiệp vào chuyện họ tiêu tiền ra sao.

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 1.

Có thể một người khác đã tiêu nhiều tiền hơn để làm đẹp, nhưng suy cho cùng đó vẫn là sự lựa chọn của họ. Đừng xì xèo bàn tán phía sau lưng nhé, có phải tiền của của bạn đâu mà bận tâm đúng không nào?

2. Hãy xem xét tình hình tài chính của đồng nghiệp trước khi lên kế hoạch

Một chuyến du lịch hay thậm chí chỉ là bữa ăn cuối tháng liên hoan cũng cần lên kế hoạch chu đáo nhất là về mặt tài chính. Bạn sẽ khiến một đồng nghiệp "viêm màng túi" cảm thấy khó xử nếu chọn lựa địa điểm vui chơi sang chảnh. Đôi khi vì chút tự trọng trong lòng mà họ không nỡ từ chối, nhưng nếu đồng ý thì lại gánh thêm khoản nợ, vì thế hãy biết nghĩ cho đồng nghiệp nữa nhé!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 2.

3. Nếu muốn góp tiền để làm việc chung, hãy xem xét khả năng đáp ứng của từng người

Cũng giống như ý trên, bạn cần cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng tình hình tài chính. Giả sử nếu muốn toàn nhóm góp vào mua quà sinh nhật sếp, hãy xem mức tiền như thế nào sẽ hợp lý nhất. Bạn chẳng thể đòi hỏi 100.000đ/người với những ai chỉ còn 50.000đ trong ví!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 3.

4. Chia tiền hóa đơn hợp lý hơn là sòng phẳng

Nhiều người sẽ áp dụng công thức dập khuôn, tức là lấy tổng tiền chia đầu người. Nhưng điều ấy sẽ khiến một số đồng nghiệp order đồ ít hoặc không ăn gì cảm thấy bị thiệt thòi. Hãy dùng ngay máy tính trên điện thoại để tính tiền cần góp của mỗi người sao cho thấu tình đạt lý nhé!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 4.

5. Hãy trả cho đồng nghiệp một cách đàng hoàng nếu bạn mua gì đó từ họ

Ví dụ như bạn mua lại từ họ một chiếc điện thoại, cái máy ảnh hay bộ quần áo... thì đừng mặc cả quá nhiều dựa trên mối quan hệ đồng nghiệp. Nếu muốn giảm giá thì họ đã thông báo cho chị em rồi. Vậy nên cư xử như một người thẳng thắn, sòng phẳng sẽ là chìa khóa để bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như giúp việc mua hàng những lần sau thuận lợi hơn.

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 5.

6. Đừng than phiền về tài chính với những đồng nghiệp kiếm được ít hơn bạn.

Với một đồng nghiệp gặp khó khăn về tài chính hay có lương thấp hơn chúng ta, họ có quá nhiều thứ phải lo nghĩ, tính toán. Nếu chị em chỉ muốn khoe khoang, thể hiện thì sẽ rất dễ làm mất lòng người kia.

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 6.

Vì thế, dù thế nào cũng phải thật khiêm tốn để không một ai có thể phê bình lối sống của chúng ta. Thay vì khoe tháng này bạn đã tiêu xài ra sao, hãy nói về một khoản chi mà bạn rất tâm đắc. Ví dụ như chi tiền để đi học một khóa thiền giúp nâng cao sức khỏe tinh thần chẳng hạn!

7. Đừng sỗ sàng hỏi giá tiền của một thứ gì đó đồng nghiệp vừa mua

Bạn sẽ trở nên bất lịch sự nếu như thấy đồng nghiệp đi đôi giày mới và hỏi "Đắt không? Mua bao nhiêu đấy?". Ngay cả bản thân đối phương cũng bị khó xử, chẳng hạn khi giá cao quá họ sợ bạn phán xét rằng họ tiêu pha quá đà. Hay nếu giá thấp thì họ lại tự ti nghĩ đồng nghiệp dễ khinh thường mình. Thay vào đó, hãy hỏi hãng giày và tự tra giá trên mạng nhé!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 7.

8. Luôn trả tiền nợ đúng hạn

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, ấy thế mà nhiều người vẫn hay "phá luật". Nếu bạn muốn mối quan hệ còn bền lâu và có thể vay mượn tiền trong tương lai thì tốt nhất hãy luôn trả nợ đúng hạn nhé.

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 8.

9. Đừng cảm thấy bản thân phải có nghĩa vụ cho ai đó vay tiền

Dẫu là đồng nghiệp hay người thân quen, bạn bè thì việc vay tiền nên xuất phát từ tự nguyện. Thà là mất đi mối quan hệ còn hơn là vừa mất tình cảm vừa mất tiền lại còn mang nỗi bực dọc vào người.

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 9.

10. Đừng dạy đời bất cứ ai về chuyện tiền nong

Ngay cả khi bạn có ý tốt muốn giúp đỡ, đừng thao thao bất tuyệt và "lên mặt" với một ai đó về cách mà họ nên sử dụng tài sản của mình. Điều này rất thô lỗ và chứng minh cho mọi người thấy bạn ngạo mạn, tự cao. Hãy để đồng nghiệp tự quyết định cách tiêu tiền của họ như thế nào, bởi suy cho cùng cũng chẳng liên quan đến chị em đâu!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 10.

Nằm lòng 10 nguyên tắc trên thì chắc chắn bạn sẽ trở nên tinh tế, sống thanh lịch hơn đó!

10 luật ngầm về tiền bạc dân công sở cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trở thành kẻ ích kỷ, xấu tính trong mắt đồng nghiệp - Ảnh 11.

Theo B.S

Quiry

Tin mới