(Tổ Quốc) - Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho thấy cứ 6 ca ung thư trên thế giới thì có 1 ca có nguyên nhân do viêm.
Ung thư ngày càng là căn bệnh phổ biến trên thế giới, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, các ca mắc và tử vong do bệnh ung thư trên thế giới có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư.
Nhiều người có thể đang bị viêm, nhưng khái niệm về viêm thì không phải ai cũng biết rõ. Viêm thực sự không phải là một căn bệnh, mà là một phản ứng miễn dịch do cơ thể con người tạo ra để loại bỏ các mô hoại tử và ngăn ngừa nhiễm trùng khi bị tổn thương.
Tình trạng viêm nhiễm chưa hẳn đã nguy hiểm nhưng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho thấy cứ 6 ca ung thư trên thế giới thì có 1 ca có nguyên nhân do viêm.
Nhưng vì sao viêm có thể gây ung thư? Theo bác sĩ Wang Bojun trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường Đại học Y khoa Ninh Ba), viêm mãn tính thường kéo dài trong nhiều năm, điều ấy gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch, có thể gây ra tổn thương DNA, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thực quản...
Cơ thể có 3 bộ phận này bị viêm, bạn nên đến viện khám ung thư khẩn cấp
1. Viêm gan
Các bệnh viêm gan virus mãn tính như viêm gan B, viêm gan C là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan. Nghiên cứu cho thấy, 90% bệnh nhân ung thư gan đều có tiền sử mắc bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, có tới 5-8% bị viêm gan C... số còn lại liên quan đến việc uống nhiều rượu bia lâu ngày, gan nhiễm mỡ, bệnh gan tự miễn gây ra xơ gan.
Viêm gan là căn bệnh không có nhiều triệu chứng rõ rệt vì vậy người bệnh rất dễ bỏ qua, thậm chí nhiều người dù biết mình bị viêm gan B, C nhưng vẫn chủ quan không điều trị dứt điểm, kết quả là hình thành ung thư gan lúc nào không hay.
2. Viêm dạ dày
Nếu phát hiện mình bị viêm dạ dày thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay, vì nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, viêm dạ dày còn có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori, một khi đã nhiễm loại vi khuẩn này thì khả năng hình thành ung thư dạ dày sẽ rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa vi khuẩn Helicobacter pylori vào danh sách các tác nhân gây ung thư loại 1, do đó bạn không nên chủ quan.
3. Viêm tụy
80% bệnh nhân ung thư tuyến tụy đều từng mắc phải bệnh viêm tụy. Khi bệnh viêm tụy cấp không được điều trị triệt để sẽ chuyển thành viêm tụy mãn tính, nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên rất nhiều.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể
1. Có thói quen sống lành mạnh
Để ngừa viêm, bạn nên xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bằng cách duy trì thói quen sống lành mạnh như ăn uống đúng giờ, đi ngủ sớm, bỏ rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều trái cây và rau quả, ăn ít thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo...
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ có thể tăng cường khả năng miễn dịch mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng vận chuyển oxy của máu, giảm nguy cơ hình thành các yếu tố gây viêm. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên tập thể dục 2 đến 3 lần một tuần.
3. Uống nhiều nước
Uống nước đầy đủ có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp tiêu diệt các yếu tố gây viêm và bảo vệ hệ thống miễn dịch.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ nhiều hơn có thể đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày, giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi, tâm hồn được thoải mái, từ đó giúp giảm viêm.
Đậu Đậu