• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Một "cứu tinh" trong mùa nóng có thể gây đột quỵ nếu dùng sai cách

Sức khỏe 16/04/2024 14:08

(Tổ Quốc) - Điều hòa là vật dụng quen thuộc vào mùa hè nhưng nếu dùng sai cách có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Những ngày gần đây, thời tiết Nam bộ vào mùa nắng nóng kéo dài. Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 16/4, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở khu vực Đông Nam bộ, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt, trong khi đó các tỉnh miền Tây nắng nóng vẫn duy trì trên diện rộng, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C.

Người dân tất bật tìm đủ mọi cách tránh cái nóng như tận dụng bóng mát, che chắn, đeo kính, khẩu trang, mặc áo dài tay, đeo găng tay kín mít,... Bên cạnh đó, sử dụng máy lạnh để tránh nóng được xem là phương pháp hữu hiệu và là “cứu tinh” giữa cái nóng như hiện nay. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách chúng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một "cứu tinh" trong mùa hè nhưng có thể gây nguy hại cho cơ thể - Ảnh 1.

Chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với mọi trường bên ngoài có thể khiến cơ thể dễ bị “sốc nhiệt” - Ảnh: internet

Sử dụng điều hòa không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với thói quen sử dụng điều hòa liên tục và nhiệt độ thấp dễ khiến nhiều người bị sốc nhiệt. Thông thường, nhiều người trong ngày nắng nóng có thói quen đi ra nắng rồi vào ô tô điều hoà mát lạnh hoặc nhà điều chỉnh máy lạnh với nhiệt độ thấp, nhiệt độ chênh lệch quá cao. Khi nhiệt độ chênh lệch quá cao có thể gây sốc nhiệt, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể như: hô hấp, tim mạch,... 

Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ có thể gây viêm mũi, khô mắt, hắt hơi, khô họng,... làm suy yếu hàng rào bảo vệ cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý như nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên…. 

3 lưu ý sử dụng điều hòa có lợi cho sức khỏe ngày nắng nóng

- Tránh vào phòng lạnh ngay khi vừa đi nắng về

Hạn chế sốc nhiệt bằng cách tránh vào phòng lạnh ngay khi vừa đi nắng về. Chúng ta nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài khoảng 20 - 30 phút, đồng thời mở các cửa để không khí trong phòng được thông thoáng, giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ ngoài trời.

Khi đi ngoài nắng về, hãy ngồi nghỉ để ráo hoặc lau mồ hôi trước khi bước vào phòng điều hòa. Khi vào phòng nên bật điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ dần dần để cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.

BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT

Tác giả bài viết

  • Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

  • Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức

  • Kinh nghiệm công tác:

  • Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.

  • Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.

- Hạn chế chênh lệch quá lớn giữa bên trong và bên ngoài phòng

Giữa cái nóng gay gắt như hiện nay thì một căn phòng mát lạnh nhanh chóng là điều ai cũng muốn khi sử dụng máy lạnh, vì vậy nhiều người thường sẽ chỉnh nhiệt độ thấp nhất khi sử dụng máy. Tuy nhiên, khi nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ của môi trường ngoài, chúng ta sẽ dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh.

Lưu ý mức nhiệt độ vừa phải nhằm tránh nóng và bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng

- Hạn chế ở trong phòng lạnh quá lâu

Ngoài ra, cũng cần hạn chế việc ở trong phòng lạnh liên tục bởi khi ở phòng máy lạnh liên tục dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm đường hô hấp, cảm lạnh,… hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng,… nguy hại hơn là khi sử dụng các máy lạnh không được vệ sinh định kỳ.

Cẩn trọng với trẻ con và người tiền sử bệnh đột quỵ

Trẻ con và người có tiền sử bệnh đột quỵ cần cẩn trọng khi sử dụng điều hòa trong mùa nắng nóng. Trước hết, cần điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải không được để quá thấp. Nên tắt điều hòa trước để nhiệt độ ấm lên, nhằm giúp cơ thể thích ứng và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Với trẻ con, cũng cần điều chỉnh mức nhiệt hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Chúng ta có thể giảm nóng bằng cách dùng thêm quạt bổ sung thay vì chỉnh nhiệt độ máy lạnh với mức nhiệt quá thấp.

Bên cạnh đó, bạn cần chủ động bổ sung đủ nước và các khoáng chất cho cơ thể, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. 

BS Huỳnh Minh Nhựt

NỔI BẬT TRANG CHỦ